Hà Nội trăm năm trước

Qua thăng trầm lịch sử và công cuộc mở rộng, cải tạo đô thị, nhiều công trình xưa ở Thủ đô biến mất hoặc thay đổi tên lẫn kiến trúc.

 

Bảo tàng Hà Nội đang trưng bày những tấm hình tư liệu quý giá về Hà Nội xưa. Ở vị trí trung tâm, hồ Hoàn Kiếm rộng khoảng 12 ha là nơi tập trung nhiều danh thắng của Hà Nội như tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đài Nghiên, tháp Bút... Nhìn từ trên cao thấy rõ hồ là nơi kết nối khu phố cổ (phía Bắc) với khu phố Tây (phía Nam) theo phong cách kiến trúc châu Âu mà người Pháp quy hoạch cách đây hơn thế kỷ.

 

 

Cầu Thê Húc năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Cây cầu 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn có nghĩa là "ngưng tụ ánh hào quang". Cầu từng bị sập do người đi lễ quá đông, sau cầu xây mới được đổ bê tông vững chắc.

 

 

Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục bên hồ Hoàn Kiếm là nơi giao nhau của nhiều tuyến xe điện tỏa ra 5 cửa ô.

Tên quảng trường gắn với ngôi trường Đông Kinh nghĩa thục mở vào tháng 3/1907 ở phố Hàng Đào, do nhân sĩ, tri thức khởi xướng và tham gia giảng dạy như Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh... "Đông Kinh" là tên kinh thành Thăng Long thời Lê sơ, sau đổi ra cả vùng đàng ngoài, "nghĩa thục" là trường dạy việc nghĩa.

 

 

Nhà hát Lớn Hà Nội trước quảng trường Cách mạng tháng Tám. Công trình xây dựng trong 10 năm (1901 – 1911) theo nguyên mẫu Nhà hát nhạc kịch Paris. Nhà hát trở thành trung tâm văn hóa, biểu diễn nghệ thuật của thủ đô trong hơn 100 năm qua.

 

Phố Hàng Khay tấp nập người đi chợ mua hoa bày bán ven hồ Hoàn Kiếm.

 

 

Nhà Godard- "bách hóa" chuyên phục vụ người Pháp trước đây, nằm trên phố Tràng Tiền. Việc xây dựng nhà Godard là bước ngoặt lớn cho thương mại Hà Nội, vốn trước đây chủ yếu họp chợ theo phiên và bán các đồ thủ công, lương thực tại vỉa hè. Sau khi Godard ra đời, các mặt hàng đa dạng hơn và được nhập từ nhiều nước khác trên thế giới như Pháp, Ấn Độ…

Năm 1953, tòa nhà được bán lại cho thương nhân và qua tay nhiều chủ sở hữu. Cái tên Godard đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho Bách hóa Tổng hợp khai trương năm 1960, trở thành cửa hàng lớn nhất thủ đô và miền Bắc lúc bấy giờ. Năm 2002, bách hóa gắn với một thời bao cấp được thay bằng công trình mang tên Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza.

 

 

Tòa Đốc lý (số 10 Lê Lai) năm 1900. Tòa nhà hoàn thành năm 1887, hai cổng hướng về bờ hồ và vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ) có chức năng như một cơ quan hành chính, gồm các cơ quan thuế quan, giao thông công chính, hộ tịch. Ngày nay, đây là Sở ngoại vụ Hà Nội.

 

 

Vườn hoa Con Cóc, tức vườn hoa Diên Hồng vào năm 1905, nằm đối diện với nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ xưa).

Năm 1901, người Pháp cho dựng giữa vườn hoa bể nước có trụ đá to, cao 3,5 m, xung quanh có những con cóc trang trí bằng đồng phung nước nên người dân gọi là vườn hoa Con Cóc. Năm 1954, nơi đây được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng.

 

 

Người mua kẻ bán tấp nập trước cửa chợ Đồng Xuân năm 1910. Đây là chợ lớn nhất khu phố cổ Hà Nội, có lịch sử hàng trăm năm từ thời Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp quy hoạch lại, xây dựng chợ to lớn hơn, có năm vòm cửa và năm nhà cầu dài theo kiến trúc Pháp.

 

Ga Hàng Cỏ xưa, tức ga Hà Nội ngày nay do người Pháp xây dựng, khánh thành năm 1902 là huyết mạch giao thông quan trọng của Thủ đô hơn thế kỷ qua.

 

 

Hồ Tây (quận Tây Hồ) và hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình) những năm đầu thế kỷ XX. Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội, diện tích hơn 500 ha với chu vi hơn 17 km, là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng. Hồ Tây còn có các tên gọi khác như hồ Dâm Đàm, đầm Xác Cáo... Còn hồ Trúc Bạch nguyên là một góc của hồ Tây, nơi này sóng lặng nên cá hồ Tây thường tụ về. Dân quanh vùng đắp con đê nhỏ từ Yên Hoa xuống Yên Ninh để đi cho gần, đánh cá cho dễ. Thế kỷ XVII, chúa Trịnh cho đắp đê rộng ra và gọi là Cố Ngự (giữ vững). Sau này, Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư và được đặt tên là đường Thanh Niên sau này.

 

Sân bay Bạch Mai được xây dựng năm 1919, trên những cánh đồng phía Nam thành phố.

 

 

Két nước đầu vườn hoa Hàng Đậu năm 1911 - trung tâm cấp nước đầu tiên của thành phố nay chỉ còn tồn tại như một di vật. Công trình xây dựng năm 1894, trước cả cầu Long Biên, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Lược, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng.

 

 

Ảnh chụp cửa Bắc năm 1883 - một trong năm thành cổ còn lại của thành Hà Nội xưa. Công trình xây dựng theo kiến trúc vọng lâu, trên là lầu, dưới là thành, phía trước là hào nước.

Cửa Bắc nay nằm trên đường Phan Đình Phùng, còn dấu vết là lỗ súng thần công trên tường thành.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Khám phá biệt thự với sân vườn rộng mênh mông của vợ chồng ca sĩ Thu Minh

Sử dụng đèn led chiếu sáng tiết kiệm năng lượng điện quốc gia

KTS Hoàng Thúc Hào

10 mẫu thiết kế vườn sân thượng tuyệt đẹp

Phòng tắm vừa đẹp vừa ấn tượng nhờ những mẫu giấy dán tường

Ánh sắc hoàng kim

chính phủ tăng cường tiết kiệm điện quốc gia

Bán đèn chùm pha lê nhập khẩu châu âu

Biệt thự có thiết kế độc đáo với góc nhìn 360 độ

Đã mắt với 3 thiết kế sân vườn nhỏ nhưng ngập tràn cảm hứng

“Chất” thiên nhiên

Võ Trọng Nghĩa - kiến trúc sư trả lại mảng xanh cho trái đất

Khách sạn cheo leo trên vách núi cao nhất châu Âu

Ngôi nhà với phong cách vintage đẹp đến mức ai cũng ao ước được sở hữu

“Thác” đổ nơi mặt tiền

Thiết kế nổi bật trên một sườn đồi ở Pháp

Tường kính - Xu hướng mới cho không gian bếp hiện đại

Một chỗ quây quần

Khách sạn băng ở Thụy Điển sử dụng năng lượng mặt trời để làm mát quanh năm

Độc đáo lối kiến trúc “nhà trong nhà”