Cách thiết kế cửa sổ gỗ hợp phong thủy

Nếu như cửa chính là bộ mặt thì cửa sổ được ví như “cửa sổ tâm hồn” của ngôi nhà bạn. Cửa sổ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà của bạn, nó là nơi để lấy ánh sáng tự nhiên tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho căn phòng.

 

Hiện nay, cửa sổ cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó cửa sổ bằng gỗ được người Việt sử dụng từ rất xa xưa và vẫn ưa chuộng cho đến ngày nay. Cửa sổ bằng gỗ cũng được làm từ nhiều loại gỗ quý như: cửa gỗ căm xe, gỗ lim, gỗ gõ đỏ…và cũng được chạm khắc với nhiều họa tiết công phu đẹp mắt, góp phần tạo điểm nhấn cho vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Thế nhưng, thiết kế cửa sổ với số lượng bao nhiêu, kích thước ra sao cũng là những vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. 

Về số lượng của sổ

Cửa sổ cũng là cửa đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, thế nhưng chỉ nên thiết kế với số lượng phù hợp với từng công trình kiến trúc, tránh thiết kế quá nhiều ô cửa sổ sẽ làm nhiễu loạn không khí điều hòa trong ngôi nhà. Theo phong thủy, nếu ngôi nhà có quá nhiều cửa sổ sẽ dễ làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, cuộc sống cũng vì thế mà bất an không ổn định.

 

 

Tuy nhiên, nếu nhà có ít cửa sổ thì khiến cho không khí trong phòng không được lưu thông tốt làm cho không khí bên trong trở nên ngột ngạt, u tối hơn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình. Về mặt phong thủy thì điều này sẽ làm cho tiền tài gia đình cũng có dấu hiệu không tốt và ngày càng ít đi.

Vì vậy, trong thiết kế cho nội thất nhà ở nên lắp đặt cửa sổ không quá nhiều cũng không quá ít để tránh làm ảnh hưởng đến tài lộc cũng như điều may mắn cho gia đình.

 

 

Về kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ cũng là vấn đề quan trọng cũng cần phải quan tâm, tùy vào diện tích của ngôi nhà được thiết kế, kích thước cửa như thế nào và sử dụng loại cửa gỗ 1 cánh, 2 cánh hay cửa gỗ 4 cánh cho phù hợp. Lưu ý, kích thước phải hài hòa cân đối với kích thước tổng thể của ngôi nhà, nếu cửa sổ quá to sẽ làm nhiễu loạn không khí bên trong. Ngược lại, kích thước cửa sổ quá nhỏ sẽ làm cho căn phòng hạn chế tầm nhìn, trở nên ngột ngạt và khó chịu hơn.

 

 

Chọn hướng cho cửa sổ gỗ

Khi thiết kế cửa sổ nên tránh hướng Tây vì hướng này mặt trời sẽ chiếu trực tiếp vào làm cho ngôi nhà trở nên nắng nóng, khó chịu hơn. Nếu cửa sổ có hướng đối diện với một góc nhọn của nhà bên cạnh thì tốt nhất nên dùng rèm cửa bằng chất liệu thiên nhiên như: tre, trúc hay rèm cuốn bằng cây đay, tơ cỏ, giấy… sẽ tốt về mặt phong thủy không làm ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe của gia đình.

Bên cạnh, cũng tùy thuộc vào hướng cửa có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhiều hay ít để sử dụng rèm cửa dày hay mỏng cho phù hợp và làm tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Hiện trên thị trường cửa sổ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: cửa nhựa, cửa sắt, cửa nhôm, nhưng cửa sổ bằng gỗ có nhiều ưu điểm vượt bật nhất giúp mang lại độ bền và vẻ đẹp cho ngôi nhà. Tuy giá cửa gỗ có phần đắt hơn nhưng lợi ích mà loại cửa này mang lại là rất nhiều. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm để thiết kế cửa sổ gỗ đẹp, thẩm mỹ và hợp phong thủy để mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Làm đẹp những góc chết trong nhà

Hóa giải hướng xấu cho nhà bằng nước

5 cách bố trí căn hộ nhỏ hẹp

8 cách tiết kiệm diện tích cho căn hộ nhỏ

Tài chính eo hẹp nên thiết kế nội thất như thế nào

Những ý tưởng thiết kế phòng tắm phong cách nhiệt đới

Ý tưởng trang trí ấn tượng với họa tiết ngựa vằn

“Bí kíp” giúp tự trang trí nội thất nhà tuyệt đẹp

Cách trang trí nội thất theo phong cách Á Đông

Những cách phối màu tuyệt đẹp cho phòng ngủ

Những cách phối màu tuyệt đẹp cho phòng ngủ

Ý tưởng thiết kế phòng cho trẻ đầy cảm hứng

10 ý tưởng trang trí phòng ngủ cho trẻ theo chủ đề biển

Những ý tưởng sơn tường độc và đẹp nhất định nên thử

Chọn điểm nhấn cho căn phòng với sofa vàng

Những sai lầm khi sử dụng đèn trang trí dạng thả

Biến hầm biệt thự thành phòng xem phim hiện đại

Những phương án thiết kế mảng tường sáng tạo cho phòng trẻ em

Những nguyên tắc khi kết hợp giữa sàn gỗ và đồ nội thất

Mẹo đơn giản biến nhà nhỏ trở nên rộng lớn