Điệu đàng những nét cong

Căn penthouse với ba tầng và tổng diện tích sử dụng hơn 400m2 tạo cảm nhận rõ nét về mức độ đầu tư cao cho nội thất. Song song đó là một hình ảnh đằm thắm và dễ gần của chất liệu gỗ tự nhiên, đá và những nét cong điệu đàng.

_DSC6342_resizeGia chủ của căn hộ có niềm yêu thích đặc biệt đối với gỗ và phong cách châu Á đương đại trong trang trí nội thất. Thế nên, tông màu sậm tự nhiên của gỗ được xuất hiện với vai trò chủ đạo, kết hợp cùng đá cẩm thạch nâu nhạt dùng cho sàn và tường, tổng thể căn hộ tạo ấn tượng về sự sang trọng và một không gian đậm chất thư giãn.

Cầu thang uốn cong bố trí ở giữa căn hộ được ốp gỗ chiu liu và lan can kính, gỗ óc chó được dùng cho một số mảng tường trong nhà, cùng khá nhiều các món trang trí từ gỗ mỹ nghệ được chủ nhân dày công sưu tầm trên khắp cả nước. Trong hành trình tìm tòi những món đồ gỗ theo đúng ý thích của mình, chiếc bàn nước trong phòng ngủ chính đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ. Để hiện thực hóa ý tưởng ghép hai khối gỗ tròn, cao thấp khác nhau để tạo thành bộ bàn đã tốn khá nhiều công phu và… tốn kém. Theo đó, họ tự tay chọn về một súc gỗ sồi nguyên khối lớn, rồi cho gia công gọt, tiện cho đúng như kích thước mong muốn.

_DSC6357_resize_DSC6327_resize_DSC6237_resizeKhông chỉ có “mộc” mà mong muốn về sự hài hòa của ngũ hành còn được đưa vào trong thiết kế, để không gian có thêm sự xuất hiện của các nguyên tố còn lại. Từ những mảng tường ánh vàng kim được xử lý gồ ghề tạo cảm giác cho bề mặt tiếp xúc; bức phù điêu đá trắng lớn bên cạnh cầu thang với ý nghĩa về gia đình viên mãn; gỗ lũa và những đường nét uốn lượn như ngọn lửa; cho đến chất liệu kính và những dải đèn bố trí âm bên dưới sàn phòng ngủ chính tượng trưng cho dòng nước chảy… tất cả được cân nhắc đưa vào nội thất với mong muốn về sự hài hòa và thuận tự nhiên.

_DSC6302_resize_DSC6262_resize_DSC6247_resizeMột yếu tố đặc trưng khác trong căn penthouse là rất nhiều đường nét uốn lượn xuất hiện có chủ đích. Và nếu quan sát kỹ, từ các đường cong trang trí trên nền nhà, bắt đầu từ ngưỡng cửa, sẽ có sự tiếp nối và tương thích với nét uốn lượn của cầu thang, của sàn lầu 1 nơi khoảng thông tầng và của những cụm trang trí thạch cao trên trần nhà. Những đường cong tiếp tục được sử dụng như công cụ dẫn dắt thị giác khi được lặp lại trên mảng tường cao vút nơi phòng khách, các cánh cửa phòng và thậm chí vào đến bức tranh – phù điêu về cây arbutus (dương mai) với lớp vỏ bong tróc và thân cành uốn lượn tự nhiên, một loại cây đặc trưng ở Canada – nơi gia chủ sinh sống.

_DSC6182_resize_DSC6137_resizeSự cân bằng cảm xúc cho không gian sống còn được lưu tâm trong bố trí mặt bằng căn hộ. Nếu những trải nghiệm về tiện nghi và tiệc tùng thường được tổ chức trên tầng thượng với quầy bar và hồ bơi ngoài trời, thì ngay bên cạnh phòng khách ở tầng dưới lại là một góc ban công nhỏ thân tình. Nơi được thiết kế như một khoảng vườn con con để hứng nắng mai. Nơi dành cho những buổi sáng trong lành trên cao và khoan khoái đón bình minh.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Lung linh sắc đèn

Cảnh quan tuyệt đẹp cùng nội thất tinh tế của ngôi nhà Villa Huizen

Cầu thang đẹp nhưng không phải ai cũng dám đi

Nhà ống 32m2 gọn gàng thanh lịch trong ngõ Sài Gòn

Mái nhà ký ức

9 lưu ý nhà bếp để ấm no quanh năm

Căn hộ ở Sài Gòn do chủ nhà tự thiết kế

Biệt thự đắt nhất thế giới được dát 15.000 lá vàng

Tài chính eo hẹp nên thiết kế nội thất như thế nào

11 cách giúp nhà bạn mát như khách sạn mà không cần điều hòa

TRẦN SAO NHÂN TẠO

Khám phá vẻ đẹp nhà chung cư qua góc nhìn nhiếp ảnh

Những lưu ý về phong thủy khi lựa chọn và sắp đặt bàn ăn

Các căn phòng khiến trẻ thích mê

Những lối sơn nhà kiểu mới theo phong cách hiện đại

THIẾT KẾ NHÀ HÀNG OMG – NHỮNG TRẢI NGHIỆM ĐỘC ĐÁO

Những ý tưởng thiết kế phòng tắm phong cách nhiệt đới

“Chuông Gió”: Nốt lặng giữa Sài thành

Phòng ngủ nhỏ xíu vẫn có thể đẹp

Phòng ăn đáng yêu với bàn ghế bằng tre