Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ

Đó là những chiếc đèn kính màu Tiffany người ta vẫn thường thấy trong những bảo tàng danh tiếng hay trong bộ sưu tập của các đại gia.

 

 

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ

Cây đèn Pink Lotus (Sen hồng - ảnh) kinh điển của Tiffany đã lập kỷ lục là cây đèn đắt nhất thế giới khi được bán với giá 2,8 triệu USD (khoảng 60 tỉ đồng) trong một cuộc đấu giá tại New York tháng 12/1997.

Năm 1987, một chiếc đèn Tiffany có tên là Westeria (Cây hoa Đậu tía) đã được nhà cái Christie's bán với giá nửa triệu đô la (khoảng 10 tỉ VNĐ ngày nay). Trước đó vài năm, cũng chính nhà cái này đã bán đấu giá chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá tương tự. 

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ

Khoảng năm 1986, hai chiếc đèn Cobweb (Mạng nhện) và Peony (Hoa Mẫu đơn) từng thuộc sở hữu của nữ diễn viên kiêm ca sĩ huyền thoại Barbra Streisand cũng đã được đấu giá tại nhà cái Christie’s với giá trên 1 triệu USD mỗi chiếc (tương đương 21 tỉ VNĐ). 

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ
Dù nhiều chiếc đèn được bật 1 lúc nhưng nguiwowfi xem không có cảm giác bị chói
 

Tiffany nổi tiếng là đèn triệu USD bởi không chỉ có Pink Lotus, mẫu đèn nổi tiếng như Magnolia cũng từng có giá lên tới 1.76 triệu USD, Peacock có giá 1.87 triệu USD. Đây là mức giá bình thường hiện nay với những cây đèn có giá trị bảo tàng hay thậm chí là đèn phiên bản.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ
Mẫu đèn Dragonfly (Cánh chuồn) nổi tiếng với nhiều phiên bản khác nhau.

Nhà sáng chế ra đèn Tiffany, Louis Comfort Tiffany dù đã qua đời từ năm 1933 nhưng những bức tranh hay đèn kính màu ông sáng tạo vẫn được coi là chuẩn mực của nghệ thuật kính màu.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ
Có thể bắt gặp những mẫu đèn quý trong các bảo tàng

Mỗi mẫu đèn do Tiffany sáng chế đều được làm thủ công, chính vì vậy không có cái nào giống với cái nào. Mỗi chiếc đèn được ghép từ hàng trăm, đến cả ngàn mảnh kính màu nên chúng vô cùng đặc biệt và hiếm là vì thế. Do vậy chúng chỉ chủ yếu xuất hiện trong các bảo tàng danh tiếng, những gia đình quý tộc hay các nhà sưu tầm giàu có.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ
Một mẫu đèn Peacock

Những cây đèn gốc chính vì độ hiếm của nó nên gần như không hề xuất hiện trên thị trường hay các cuộc đấu giá, ngoại trừ các cây đèn phiên bản được các nhà sưu tập đặt những nghệ nhân có tiếng làm theo phiên bản gốc. Tuy nhiên, Tiffany phiên bản cũng được làm rất kỳ công và có giá cực cao, từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn USD tùy độ phức tạp.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ
Những mẫu đèn từng lập nên những kỷ lục đấu giá trong lịch sử

Không chỉ mê hoặc bởi màu sắc của những lồng đèn tuyệt mỹ, người chơi còn bị chinh phục bởi tạo hình độc đáo được thiết kế vô cùng tinh xảo của những chiếc chân đèn, được làm riêng cho từng mẫu đèn. Trên 200 chân đèn Tiffany đặc thù được chế ra để phục vụ cho những chiếc chao đèn kính màu Tiffany.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ

Đèn Tiffany nổi tiếng phức tạp. Như chiếc chao đèn Pink Lotus và Laburnum (Kim tước) đều được ghép từ 2000 miếng kính màu. Magnolia có chao hình vòm được ghép từ 1260 miếng kính màu.

Choáng váng những cây đèn hàng chục tỉ

[Quay lại]



Các tin liên quan

Cần lưu ý khi đặt gương soi

Ý tưởng thiết kế phòng ăn đẹp hút mắt

Đèn đường năng lượng mặt trời, tự phát wifi

Trang trí tường nhà ấn tượng hơn

10 thương hiệu đèn LED chiếu sáng lớn nhất thế giới

Bộ sưu tập phòng tân hôn say đắm lòng người mùa cưới 2016

5 CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO ĐẸP NHẤT

Kinh nghiệm làm việc cùng Kts Jean Francois Milou tại Singapore

Đèn LED - Bước đột phá quan trọng trong công nghệ chiếu sáng

5 CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO NỔI TIẾNG NHẤT

Không gian bừng sáng nhờ gam màu neon sáng chói

Frei Otto và tầm quan trọng của sự thử nghiệm trong kiến trúc

Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà vườn

"Thong House" Sự kết hợp hoàn hảo với thiên nhiên

KTS. Võ Trọng Nghĩa đoạt giải thưởng thiết kế châu Á tại Hồng Kông

Những thiết kế đèn tuyệt đẹp

Không gian sống thêm lãng mạn nhờ sơn màu mùa thu

1% về kiến trúc sư Fumihiko Maki!

Đèn LED âm trần siêu mỏng mang lại sự tinh tế

Kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và công nghệ sẽ trở thành xu hướng kiến trúc tất yếu