Tôi nghiên cứu kinh dịch khi bắt đầu một dự án

Tốt nghiệp Trường Đại học kiến trúc Tp.HCM và tu nghiệp tại Hong Kong về lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị. KTS Trương Nam Thuận tham gia hành nghề thiết kế và tư vấn phát triển nhiều dự án quy hoạch đa dạng về thể loại, quy mô và tính chất phức tạp trong và ngoài nước tại 04 tập đoàn thiết kế hàng đầu thế giới. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động liên tục và đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Cùng Kiến Việt xem những chia sẻ của anh về Quy hoạch nhé !

PV:  Xin chào anh, công việc của anh dạo này tốt chứ ?

Xin cảm ơn, công việc của tôi đang chuyển hướng tích cực và tốt dần.

PV:  Các dự án của anh làm hiện nay có ý tưởng gì khác biệt ?

Tôi đang tập trung vào các dự án quy hoạch, đây là lĩnh vực tôi làm khá tốt. Các dự án tôi làm có sự tương tác nhiều và luôn tạo ra các giá trị vượt trội. Tôi có năng khiếu trong việc tìm ra bản chất vấn đề nên việc khác biệt là để mọi người nhận rõ để làm cho đúng. Đó là sứ mệnh của tôi

PV:  Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn 1 chút được không  ?

Tôi đang nghiên cứu 01 dự án tâm linh, đó là công trình ‘ Vãng Sanh Đường’, hay vẫn gọi là cánh cửa cuối cùng của đời người mà ai cũng phải đi qua theo quan điểm của nhà Phật. Đây là công trình sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề trong hiện tại và hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau. Rất quan trọng. Còn nhiều cái khác tôi sẽ chia sẻ sau.

PV:  Có rất nhiều dự án  quy hoạch chưa được giải quyết, do thiếu vốn, anh nghĩ sao về nội dung này ?

Vấn đề tài chính chỉ là phụ, thiếu ý tưởng và cách làm không đúng. Hầu hết chúng ta đang loay hoay ở cái mà thế giới họ đã bỏ đi hàng chục năm rồi. Chỉ làm mất thời gian của nhau. Tôi luôn nói rằng, quy hoạch là xây dựng tầm nhìn dài hạn, nhưng kế hoạch phải ngắn hạn, cực kỳ ngắn hạn để thực thi. Tôi nhấn mạnh là phải được thực thi trong điều kiện hạn chế nhất.

PV:  Anh có gặp khó khăn khi làm việc với chủ đầu tư hiện nay ?

Chỉ là cùng nhau tạo ra giá trị trong mọi điều kiện. Tôi là mẫu người thích nghi nhanh. Nếu chủ đầu tư họ giỏi, họ chỉ lại cho mình, vừa được học, vừa có tiền. Nếu chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, họ chịu nghe và họ trả tiền cho mình.  Nhìn chung, bỏ cái tôi đi, lập tức sẽ thông minh và sáng suốt ngay. Nhìn đâu cũng thấy lợi.

Phác thảo của KTS Trương Nam ThuậnPhác thảo của KTS Trương Nam Thuận

PV:  Điều gì quan trọng nhất đối với anh khi bắt đầu nghiên cứu 01 dự án ?

Nghiên cứu Kinh Dịch.

PV:  Nghĩa là xem bói ?

Không. Tôi khác mọi người ở chỗ, bất cứ việc gì, tôi cũng cần hiểu đến bản chất cõi lõi của vấn đề, hiểu được quy luật tự nhiên của nó và cái ‘ ĐẠO’ của nó, tức con đường mà nó phải đi. Đây là cách tôi tránh sai lầm cho bản thân. Đấy là quy luật tự nhiên, không phải bói

PV:  Thế cách này có đem lại hiệu quả cho anh chứ ?

Trước đây, cứ 10 việc thì thất bại 9, còn 1 việc thì đang làm chưa biết thế nào. Khi hiểu được một phần của quy luật tự nhiên, 10 việc thì có thể thành cả 10, vấn đề là bạn có muốn thành hay không, được gì và mất gì. Cái quan trọng nhất là tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Chỉ cần hiểu được quy luật tự nhiên thì dù là 30 tuổi hay 60 tuổi thì như nhau cả. Vấn đề kinh nghiệm không còn quan trọng nữa. Đấy là cái hay.  

PV:  Có liên quan gì giữa lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và cách anh vận dụng kinh dịch cho mình ?

Các dự án quy hoạch, kiến trúc chỉ là lớp vỏ, không quan trọng. Đó là sản phẩm phế thải cuối cùng của tư duy người kiến trúc sư. Nói hoa mỹ thì nên tự hào về nó, nói một cách đúng bản chất thì nó rất nguy hiểm vì sẽ nuôi dưỡng cái tôi và những suy nghĩ sai lầm, dễ gây họa sau này. Tôi cần hiểu được cái ‘ ĐẠO’ để làm cho đúng, vậy là đủ rồi.

Dự án khu dân cư "Tái cân bằng" quận Tân BìnhDự án khu dân cư “Tái cân bằng” quận Tân Bình

PV:  Có vẻ cách suy nghĩ hành nghề của anh hơi khác người ?

Tôi được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực quy hoạch tại môi trường trong và ngoài nước. Tôi nhận thấy có quá nhiều sai lầm, nhất là về nghề nghiệp này, nên cần phải tìm ra hướng và cách làm mới. Chúng ta không thể hy vọng tốt hơn với cách làm cũ.

PV:  Vậy là anh thuộc mẫu người thích đổi mới ?

Tôi đổi mới hàng ngày, hàng giờ. Đây là bản năng của tôi. Tôi luôn giữ nhịp sáng tạo của mình 24/24 và luôn ghi chú để khi dùng đến. Điều này tốt cho mọi người vì khi tiếp chuyện với tôi, luôn có cái mới để chia sẻ với họ. Đó là một cách tôi cống hiến.

PV:  Anh nghĩ sao về các công trình kiến trúc Việt Nam đang có nhiều tiến bộ và được thế giới thừa nhận ?

Đây là tín hiệu tốt. Nhưng vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay là quy hoạch phát triển, chứ không phải kiến trúc. Sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về lĩnh vực này, cá nhân tôi thì đang tập trung tối đa vào quy hoạch để tạo nên sự thay đổi.

PV:  Nhưng đây là lĩnh vực do nhà nước quản lý và hoạch định ?

Đừng chờ, đừng đợi và đừng lãng phí thời gian. Tôi luôn có ý nghĩ tư tưởng mình sẽ dẫn đầu và tạo ra sự dẫn đầu để truyền cảm hứng. Ai quản lý thì cũng vậy thôi, đều có quy luật của nó cả, không nên cố chấp. Tập trung vào sáng tạo rồi mọi việc sẽ thay đổi. Tôi tin vào quan điểm của nhà Phật ‘ Vạn pháp do tâm sinh’. Cái gì bạn nhìn thấy là không thực đâu.

[Quay lại]



Các tin liên quan

KTS Khương Ngọc Huy chia sẻ trải nghiệm tại hội thảo Architecture Leader Perspective TP HCM

Làm đẹp cho ban công căn hộ chung cư

Những thành phố tương lai: đông hơn nhưng “xanh” hơn

Căn hộ gác mái kiểu dáng công nghiệp đầy màu sắc ở London

Rem Koolhaas: Các Kiến trúc sư đã quên mất nông thôn

Vì sao kiến trúc Nhật luôn chiếm ưu thế trên thế giới?

Ý tưởng trang trí phòng khách cực đẹp để đón Tết

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Không chỉ chống ngập mà còn tận dụng ngập

Ý tưởng trang trí phòng khách cực đẹp để đón Tết

Nhà chọc trời bằng gỗ – xu hướng mới trong kiến trúc hiện đại

Chàng kiến trúc sư “xây hi vọng ở Ấn Độ”

Ngôi nhà cổ điển cực lôi cuốn của ngôi sao chương trình truyền hình thực tế

Độc đáo với thiết kế cầu thang có một không hai

Khách sạn Hidden Charm

Nơi ẩn lánh thời gian

Ngắm nhìn phòng ngủ vương giả của Tiểu công chúa Hoàng Gia Anh

Novaland đoạt ba giải thưởng cho ba hạng mục tại Vietnam HR Awards 2016

Khách sạn cạnh Hồ Gươm: “Kiến trúc không được đè nén cảnh quan”

Dung hòa chung và riêng, xưa và nay

Nhà thiết kế Hans J. Wegner với những chiếc ghế kiệt tác