Với cảm hứng bắt nguồn từ chính những thành phố ô nhiễm, đất đai chật chội, kiến trúc sư lừng danh Norman Foster đang thiết kế những thành phố có diện mạo hoàn toàn khác, tưởng như chỉ có trong phim hay truyện khoa học viễn tưởng – đông hơn nhưng lại an toàn hơn, sử dụng ít năng lượng hơn đồng thời thải ít khí carbon hơn… Dưới đây là tự sự của ông về ý tưởng này.
Tôi lớn lên ở một nơi mà người ta ví như những cung bậc sai lệch của một bài hát.
Norman Foster (sinh ngày 1/06/1935) là kiến trúc sư hàng đầu người Anh, đã cống hiến cho nước Anh cũng như thế giới những công trình kiến trúc đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo, tính thẩm mỹ và luôn hướng tới thế giới tương lai. |
Ngôi nhà thời thơ ấu của tôi là một màu đỏ gạch nhạt nhòa bên những bậc thang tại Stockport, Greater Manchester. Phòng ngủ của tôi ngay bên cạnh đường ray xe lửa. Ngay dưới vòm của cây cầu cạnh đó, dọc theo con đường là những ngôi biệt thự xinh xắn của tầng lớp trung lưu đứng tách ra một cách thông minh.
Tôi sinh ra vào năm 1935 và đối tượng thiết kế đầu tiên của tôi là một chiếc máy bay. Ý tưởng xuất hiện khi máy bay Đức ném bom ầm ầm trên ngôi nhà của chúng tôi. Tôi đã mạnh dạn suy đoán với mẹ Lyly về những loại máy bay đó.
Trong khi cha tôi làm việc tại một tiệm cầm đồ và mẹ tôi, một cô hầu bàn, tôi vẫn có thể bước vào một thế giới trung lưu một cách dễ dàng và dĩ nhiên công việc của cha mẹ tôi luôn được giữ kín.
Sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự cho lực lượng không quân hoàng gia (RAF), tôi tìm được một công việc trợ lý văn phòng của một kiến trúc sư ở Manchester. Tôi bắt đầu nói chuyện với các kiến trúc sư, hỏi làm thế nào tôi có thể trở thành một trong số họ. Đầu tiên tôi cần một hồ sơ cá nhân tốt, vì vậy tôi bắt đầu vẽ. Với những bản vẽ này tôi được nhận vào học tại trường Đại học Kiến trúc Manchester vào năm 1956 và sau đó giành được một suất học bổng của trường Đại học Yale ở Mỹ.
Khi trở về Anh, tôi đã chọn Manchester làm điểm dừng chân. Tôi hiểu rõ thành phố cần những công trình gì. Hơn 200 năm trước, công nghiệp hóa đã biến một thị trấn nhỏ thành đô thị rộng lớn, mang lại việc làm cho hàng nghìn con người.
Cho tới ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở thành phố lớn. Tại Trung Quốc và Ấn Độ người lao động ở thành phố có thể kiếm được gấp ba lần so với làm việc ở nông thôn. Dựa trên sự phát triển đô thị ở hai cường quốc trên sẽ đẩy tỷ lệ định cư và làm việc ở thành phố lên đến 70% vào năm 2050.
Vì vậy, chúng ta không thể tránh khỏi việc quen với ý tưởng về sống trong một thành phố. Nhưng thành phố trong tương lai sẽ mang một diện mạo hoàn toàn khác. Tôi biết, bởi vì phải có những thay đổi tích cực để con người cảm thấy thoải mái và bổ ích – mà không hao hụt đi nguồn tài nguyên của trái đất, đây là nhiệm vụ lớn nhất của kiến trúc sư. Chúng tôi sẽ làm cho những công trình cao hơn, gần hơn, an toàn hơn và thông minh hơn, nhiều kết nối và hiệu quả hơn. Theo lời của nhà phát minh Mỹ, nhà tương lai học và nhà chính trị học Richard Buckminster Fuller: “Chúng ta sẽ nhận được nhiều thứ hơn từ việc dùng ít hơn.”
Richard Buckminster Fuller đã phát minh cách thức đo mái vòm, và đã được ứng dụng trong dự án Eden ở Cornwall. Fuller đã tới tham quan một trong những công trình của tôi – Trung tâm nghệ thuật thị giác Sanbury thuộc Đại học Đông Anglia. Sau khi quan sát chung quanh, Fuller hỏi một câu khiến tôi bối rối: “Tòa nhà của ông bao nhiêu tấn vậy, Norman?”
Tất nhiên, tôi không biết và phải mất một tuần để tính ra trọng lượng của công trình này – 5.328 tấn. Theo ngôn ngữ chuyên môn, đó là điểm Bucky – trọng lượng của tòa nhà thường là phần ít hấp dẫn nhất, chúng ta luôn luôn phải xem xét liệu vật liệu xây dựng, loại đất được đưa vào sử dụng có phù hợp với thành phố hay không?
Một điểm khác biệt rõ ràng ở thành phố mới là những chiếc xe. Chiếc ô tô giúp chúng ta di chuyển thuân lợi hơn, càng ngày kiểu dáng càng đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người nhưng chúng lại làm ô nhiễm môi trường, ồn ào, nguy hiểm và lãng phí quá nhiều năng lượng.
Chúng tôi sẽ quan tâm đến mạng lưới giao thông nhiều hơn nữa, và những con đường như trong phim khoa học viễn tưởng sẽ thành hiện thực. Xe nhỏ tiết kiệm năng lượng sẽ được phép lái chính thức trên đường nhỏ, nhưng một khi họ tham gia các đường cao tốc, đường lớn, họ sẽ được chuyển vào hệ thông điều khiển an toàn do máy tính hướng dẫn, công việc của các lái xe chỉ đơn thuần giám sát, cũng giống như máy bay đặt chế độ lái tự động với các hướng dẫn từ đài kiểm soát không lưu.
Google đang thử nghiệm chiếc xe robot ở San Francisco. Nếu thành công ở San Francisco, họ có thể tạo một mạng lưới giao thông được kiểm soát bằng máy tính ở bất cứ nơi nào.
An artist’s impression of Masdar City, located between Abu Dhabi Airport and Abu Dhabi in the UAE
The Masdar Institute of Science and Technology
Chúng ta hãy nghĩ đến điều này một cách dí dỏm hơn, như vào thời trung cổ bạn sẽ không tin khi ai đó nói rằng trong tương lai chúng ta sẽ có những cánh cửa tự động. Chúng ta sẽ không phải phung phí sức con người chỉ để mở hai cánh cửa nặng hàng chục tấn.
Những thành phố tương lai sẽ có tỷ lệ ô nhiễm thấp, ít năng lượng sử dụng, lượng khí carbon thải nhỏ nhất. Chúng ta so sánh một thành phố nhỏ như Copenhagen, Đan Mạch với Detroit, Mỹ. Mật độ dân số tại các thành phố ở Đan Mạch gấp đôi với đô thị lớn, mở rộng như Detroit, nhưng lại chỉ sử dụng bằng một phần mười năng lượng. Một trong những lý do chính để tiết kiệm năng lượng rõ ràng nhất là trong thành phố nhỏ chúng ta có thể đi bộ hoăc dùng xe đạp, do vậy lượng xe ô tô giảm đi rất nhiều.
Khi mật độ dân số cao, thành phố cũng thịnh vượng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các khu vực của London, Kensington, Chelsea, Holland Park và Mayfair có mật độ dân số cao và giàu nhất.
Thật vậy, Manhattan, một trong những điểm giàu nhất trên hành tinh, cũng có mặt trong top mật độ dân số cao cùng vô số các tòa chọc trời, nơi mà mọi kiến trúc sư đều muốn hướng tới.
Để tìm những cách thức mới khi xây dựng ở nhiệt cao của sa mạc, chúng tôi đã nghiên cứu cách thích nghi với môi trường của động vật, cũng giống như chim cánh cụt đứng cụm với nhau cho ấm áp ở Bắc Cực, hay lạc đà đứng sát vào nhau để tạo bóng mát trong sa mạc. Trong thành phố Masdar, nhà cao tầng sẽ được tụ lại với nhau để cung cấp bóng mát trong lối đi hẹp dẫn tới những khoảng sân rộng với đài phun nước.
Tôi có tin tốt và tin xấu muốn báo cho các bạn. Tin tốt là công ty của tôi bây giờ có một tòa tháp ở New York. Tin xấu là nó là một tháp rất, rất nhỏ – chỉ có 46 tầng, nhưng, tôi xin nói, nó tiêu thụ năng lượng ít hơn nhiều so với một khối Manhattan có kích thước thông thường.
An artist’s impression of the Offices Square area (left) and driverless electric cars (right)
A library building, Masdar City (left) and courtyard in a residential area (right)
Hongkong and Shanghai Bank (1986) (left) and the Gherkin (30 St Mary Ave – 2004) (right)
Để tìm những cách thức mới khi xây dựng ở nhiệt cao của sa mạc, chúng tôi đã nghiên cứu cách thích nghi với môi trường của động vật, cũng giống như chim cánh cụt đứng cụm với nhau cho ấm áp ở Bắc Cực, hay lạc đà đứng sát vào nhau để tạo bóng mát trong sa mạc. Trong thành phố Masdar, nhà cao tầng sẽ được tụ lại với nhau để cung cấp bóng mát trong lối đi hẹp dẫn tới những khoảng sân rộng với đài phun nước. |
Sau 40 năm làm việc tôi hiểu ra rằng, xây dựng một thành phố không phải là xây những cái tháp cao chọc trời mà là tạo ra những công trình không gian công cộng, đường phố, lối đi, cầu cống, công viên, quảng trường như những gì tôi đã vẽ thành phố Manchester khi còn một cậu thiếu niên chưa có chút khái niệm nào về kiến trúc.
Ý nghĩ này luôn trong tâm trí khi tôi bắt đầu phát triển dự án thành phố tương lai Masdar, khu vực các tiểu vương quốc Ảrập. Nhìn vào hình ảnh của nó trên máy tính, bạn có thể nghĩ rằng đó là một thành phố chỉ tồn tại trong truyện tranh khoa học viễn tưởng. Nhưng Masdar, một thành phố đại học và công nghệ môi trường, đứng tách ra khỏi trung tâm Abu Dhabi, đã được xây dựng.
Khi rảnh rỗi, tôi thường đạp xe, trượt tuyết hay chơi tàu lượn. Tôi cần sự im lặng, đôi khi một mình, không phải để trốn chạy mà để suy nghĩ các giải pháp. Khi bay tôi đã tìm thấy bản thân mình, chia sẻ không phận và nhiệt lượng với các loài chim. Những loài vật thông minh, đạt được vận tốc bay, quãng đường bay đáng kinh ngạc với năng lượng tối thiểu và nỗ lực tuyệt vời. Tương tự như vậy, một tháp gió được xây dựng tại thành phố Masdar nhằm lấy dòng không khí trên cao, mang lại làn gió mát mẻ vào thành phố. Nhiệt độ trong thành phố Masdar vào khoảng 37°C, khác hẳn với không khí nóng bức khi nhiệt độ lên tới 57°C tại trung tâm thành phố Abu Dhabi.
Bên dưới là đường đi bộ và một mạng lưới giao thông công cộng, xe ô tô rôbot nhỏ chạy bằng điện, yên tĩnh và hoàn toàn không ô nhiễm.
Năng lượng được cung cấp bởi các tấm pin mặt trời. Tại hầu hết các quốc gia Trung Đông, tiền điện đang là vấn đề nhức nhối, các hóa đơn ngày một tăng do nhu cầu sử dụng máy điều hòa. Nhưng Masdar có thể sản xuất dư điện năng, thậm chí có thể bán phần thừa cho mạng lưới điện thành phố Abu Dhabi. Nước và chất thải tại Masdar đều được tái chế.
London’s Millennium Bridge (2000)
The Smithsonian American Art Museum, Washington (2007)
Thành phố Masdar đang được thử nghiệm. Giai đoạn đầu của nó chỉ bắt đầu xây dựng cách đây bốn năm. Hiện đang có 100 sinh viên đang theo học tại trường đại học tại Masdar, con số này sẽ tăng lên tới 800 khi thành phố được hoàn thành trong năm 2018.
Khi nói về thành phố tương lai, người ta dễ nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ. Thật sự có đủ lý do cho điều đó. Hay sẽ dễ dàng hơn khi xây dựng một thành phố hoàn hảo nếu bạn bắt đầu với một diện tích lớn ở sa mạc của Abu Dhabi, dầu mỏ chính là nguồn tài trợ chính cho các dự án thế này. Các thành phố như London đã có tuổi thọ hàng thiên niên kỷ và chúng ta không nên và không thể thay đổi những gì thuộc một nền văn hóa lâu đời. Chính vì lý do này Anh và phương Tây đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong công cuộc xây dựng thành phố tương lai.
Một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi London vào năm 1666, Christopher Wren đã được mời thiết kế một London hoàn toàn mới. Chỉ trong vài ngày ông đã phác ra những đại lộ rộng lớn dẫn đến quảng trường hùng vĩ, nhưng thiết kế của ông không đi đến đâu, London lại được khôi phục với dáng vẻ cổ kính như trước kia vì đây là điều người dân mong muốn.
Nhưng ở Trung Quốc, người ta sẽ tiến hành những điều được cho là cần thiết. Các quốc gia mới đi lên có những tư tưởng mới và chủ động. Giới doanh nhân và chính trị gia hành động một cách dứt khoát. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn trình lên thành phố một dự án xây dựng ở Anh, bạn phải có lòng kiên nhẫn phi thường. Tệ hơn, ngay cả khi dự án sẽ được thực hiện, bạn còn phải tiếp tục chờ đợi cho đến khi tổ điều tra công cộng xác nhận và cấp giấy phép.
The Great Court at the British Museum
Bạn có biết London là thành phố lớn duy nhất trên thế giới cho phép để máy bay bay qua trung tâm? Thật khó chịu cho người dân tại đây. Họ phải chịu tiếng ồn cả ngày lẫn đêm. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc được giao trọng trách xây dựng lại một sân bay tại London, không nghi ngờ gì nữa một sân bay thế kỷ 21 mới sẽ được thiết kế, phê duyệt và được xây dựng ở cửa sông Thames bây giờ. Và sân bay hiện tại Heathrow, có thể đã được đưa vào lịch sử hàng không, trở thành một chung cư mới hoặc một trung tâm bán lẻ, hoặc tốt hơn là một công viên.