Top 12 công trình kiến trúc đặc sắc 2012

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm chậm tốc độ xây dựng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2012 sẽ không hoàn toàn tụt dốc bởi lại là một năm phát triển bùng nổ của các kiến trúc sư. Có rất nhiều dự án được háo hức mong đợi dự kiến sẽ hoàn thành, và Architectural Digest đã xếp loại một danh sách gồm 12 công trình tiêu biểu năm 2012.


Photo © Zaha Hadid Architects

Có một số dự án nổi tiếng của Mỹ góp mặt trong danh sách này, hầu hết được xét trên yếu tố thu hút tranh luận (như công trình trụ sở Barnes Foundation ở Philadelphia) và sự cắt giảm (như Bảo tàng Nghệ thuật Parrish ở Water Mill, New York), và dựa trên yếu tố thiết kế kiến trúc ấn tượng. Không có gì ngạc nhiên là, nhiều công trình kiến trúc được đánh giá cao và hoan nghênh đều nằm ở Trung Quốc, nhưng không chỉ ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Một loạt các công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ xuất hiện ở các đô thị phát triển nhanh như Thành Đô, Thâm Quyến, Đại Liên, và Quảng Châu. “Hai thập kỷ qua ở Trung Quốc cho thấy sự chuyển đổi trọng đại trong lịch sử nhân loại,” kiến trúc sư Steven Holl, người thiết kế công trình Sliced Porosity Block ở Thành Đô cho biết. “Ở đây khuyến khích các mẫu thiết kế kiến trúc mới lạ, chưa từng có, để đáp ứng quá trình đô thị hóa nhanh chóng.” Tuy nhiên, khi đi theo trào lưu các tòa nhà chọc trời càng cao càng tốt, tòa tháp 72 tầng lấp lánh của Renzo Piano sẽ đoạt vương miện vào năm nay, nằm ở một vùng trũng ở London.

Mời các bạn chiêm ngưỡng 12 công trình tiêu biểu này (Xếp hạng theo quan điểm của Architectural Digest):

1. Trụ sở của tập đoàn tài chính DNB ở thủ đô Oslo (Na-uy) / Tư vấn thiết kế: MVRDV 

 
 
Trong gần 20 năm, công ty MVRDV của Hà Lan đã thiết kế những công trình kiến trúc hình học dốc đứng. Trụ sở của Tập đoàn tài chính DNB trong khu vực phát triển nhanh nhất Bjørvika nằm ven bờ biển thủ đô Oslo của Na-uy cũng không là ngoại lệ. “Tòa nhà là một tổ hợp của các khối Lego,” Winy Maas – giám đốc của MVRDV nói. “Từng khối kết cấu của tòa nhà được thiết kế để đón ánh sáng tự nhiên vào bên trong nhiều hơn. Bỏ đi một số chi tiết và bổ sung thêm những chi tiết khác tạo nên những khoảng trống kì diệu bên ngoài. Tất cả tạo nên một kết cấu phức hợp ngoài mong đợi.

2. Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev ở thủ đô Baku (Azerbaijan) / Tư vấn thiết kế: Zaha Hadid Architects

 
 
Những đường cong uốn lượn quyến rũ, nổi bật của công trình kiến trúc Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev được tạo bởi bê-tông, thép và kính. Công trình mới này đánh dấu mốc quan trọng trong việc quy hoạch lại thủ đô của Azerbaijan, gồm có một đại sảnh với ba thính phòng, thư viện, và một viện bảo tàng quốc gia.

3. Trung tâm báo chí quốc tế Phượng Hoàng ở Bắc Kinh (Trung Quốc) / Tư vấn thiết kế: BIAD UFo

 
 
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã mời các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới (như Rem Koolhaas, Zaha Hadid, Steven Holl) thiết kế những công trình kiến trúc vĩ đại. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đang đào tạo ra thế hệ các kiến trúc sư giỏi cho chính mình. Trung tâm báo chí quốc tế Phượng Hoàng do BIAD UFo thiết kế có trụ sở tại Bắc Kinh đang cạnh tranh với sân vận động “Tổ chim” của Herzog & de Meuron. Khu tổ hợp này gồm hai tòa nhà với văn phòng, các thiết bị thu phát sóng truyền hình nằm trong một khối hộp bằng thép xoáy hình bánh rán.

4. Tháp “The Shard” ở London (Anh) / Tư vấn thiết kế: Renzo Piano Building Workshop

 
 
Trong số các tòa nhà đã góp mặt trên đường chân trời thủ đô London để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympics 2012, ấn tượng và hùng vĩ nhất không gì khác chính là công trình London Bridge Tower do Renzo Piano thiết kế nằm trên bờ Nam của sông Thames, cạnh trung tâm giao thông sầm uất Cầu tháp London. Với độ cao 72 tầng và 1,016 feet (~309,6 m), nó làm lu mờ các tòa nhà thấp xung quanh và là tòa nhà cao nhất Liên minh Châu Âu (EU). Được đặt biệt danh “the Shard” (“cánh cứng” – ND) bởi có mặt tiền là các ô kính thóp nhọn, tòa tháp bao gồm văn phòng, căn hộ, khách sạn, spa, nhà hàng, cửa hiệu, và trên đỉnh cao nhất là một phòng trưng bày công cộng cao 15 tầng.

5. Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc) / Tư vấn thiết kế: OMA

 
 
OMA, một công ty quốc tế được đồng sáng lập bởi Rem Koolhaas, đã khẳng định tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến phải phản ánh các thị trường tài chính, không chỉ là sàn giao dịch và văn phòng đơn thuần. “Ý tưởng của tòa nhà là đơn giản mà mạnh mẽ,” đối tác quản lý David Gianotten nói, “Khối đế nổi bao quanh tòa nhà nằm cách mặt đất, trở thành một quảng trường mới của Thâm Quyến.”

6. Trụ sở Quỹ Barnes ở Philadelphia (Mỹ) / Tư vấn thiết kế: Tod Williams Billie Tsien Architects

 
 
Sau một cuộc tranh đấu xin giấy phép di chuyển bộ sưu tập tranh đặc biệt của Albert Barnes khỏi điền trang ở ngoại ô sang khu trung tâm buôn bán của bang Philadelphia, Barnes Foundation mở trụ sở mới trên đại lộ Benjamin Franklin Parkway. Được thiết kế bởi các kiến trúc sư Tod Williams và Billie Tsien đến từ New York, bên ngoài viện bảo tàng được bao phủ với thảm màu xám và đá vôi vàng, và ở trên đỉnh là một hộp kính đón ánh sáng rực rỡ. Bên trong, khoảng gần hai chục phòng trưng bày các kiệt tác của Renoir, Cézanne, Matisse, Picasso, và các họa sỹ lừng danh khác. Các kiến trúc sư cho rằng “tòa nhà mới này sẽ mang lại cho bộ sưu tập sự sống động và làm phong phú thêm giá trị văn hóa của Philadelphia.”

7. Sân bay quốc tế Queen Alia ở Amman (Jordan) / Tư vấn thiết kế: Foster + Partners

 
 
Các sân bay không có gì mới mẻ đối với Foster + Partners, vì đây là hãng thiết kế cảng vũ trụ tư nhân đầu tiên trên thế giới vừa mới khánh thành tại New Mexico. Nhưng việc mở rộng sân bay quốc tế Queen Alia ở Amman đã mở ra một tầm nhìn mới về sân bay của thế kỉ 21. Với một mái che rộng giống như lều Bedouin, nó được thiết kế để gợi lên một cảm nhận đặc biệt về vùng đất này và cung cấp một cửa ngõ tốt hơn vào khu vực. Mái công nghệ cao bằng tán quang điện có lớp chặn giúp bảo vệ hành khách và dùng ánh sáng để sản xuất điện trong khi vẫn đảm bảo sự thông gió tự nhiên.

8. Trung tâm hội nghị Quốc tế Đại Liên (Trung Quốc) / Tư vấn thiết kế: Coop Himmelb(l)au

 
 
Được thành lập năm 1968, công ty Coop Himmelb(l)au của Áo đã đưa trường phái kiến trúc phi kết cấu từ châu Âu tới Mỹ và gần đây nhất là tới Trung Quốc. Với diện tích gần 39 ha, Trung tâm hội nghị Quốc tế Đại Liên gồm có không gian triển lãm, và sân khấu biểu diễn. Đây là một trong những dự án hoành tráng nhất tới nay. Đường bao uốn lượn tựa sóng của tòa nhà nằm trên chỏm của kết cấu vỏ chịu lực và bề mặt nhẵn mịn uốn lượn khơi gợi lên những chuyển động của biển, nói đến lịch sử của Đại Liên vốn là một cảng quan trọng.

9. Tòa nhà Sliced Porosity Block ở Thành Đô (Trung Quốc) / Tư vấn thiết kế: Steven Holl Architects

 
 
Với các văn phòng thiết kế ở Bắc Kinh cũng như New York, Steven Holl có nhiều kinh nghiệm thực tế ở Trung Quốc, đã hoàn thành một chuỗi các dự án lớn trong những năm gần đây. Công trình mới đây nhất của ông là Sliced Porosity Block (“khối tổ ong cắt miếng”) ở Thành Đô, phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên. Công trình gồm 5 tòa tháp, khu tổ hợp 3 triệu feet vuông (~914.000 m2) dành cho văn phòng và căn hộ, cửa hàng, tiện nghi giải trí và văn hóa. Kiến trúc sư Holl cho biết: “Nó không phải là một tòa tháp, hay một phiến tấm, hay đồn lũy. Nó là một khối điêu khắc có kết cấu bê-tông với bộ xương ngoài được cắt thành từng phần theo các góc chính xác để đón ánh nắng vào xung quanh tòa nhà.”

10. Bảo tàng nghệ thuật Parrish ở Water Mill, New York (Mỹ) / Tư vấn thiết kế: Herzog & de Meuron

 
 
Khi thiết kế ban đầu Bảo tàng Nghệ thuật Parrish ở Water Mill, New York của Herzog & de Meuron bị hủy bỏ vì lý do tài chính, các kiến trúc sư người Thụy Sĩ đã nghĩ ra một ý tưởng thứ hai đơn giản hơn. Thay cho một tổ hợp các tòa nhà tách rời, họ đã thiết kế một cấu trúc ấn tượng dài 187,5 m với những bức tường bê tông và mái nhà bằng nhôm được lấy cảm hứng từ studio của các nghệ sĩ nằm rải rác trên khắp East End của đảo Long Island. Các kiến trúc sư đánh giá tòa nhà mới được thiết kế lại có không gian tăng gấp ba lần không gian phòng trưng bày hiện tại của bảo tàng, là sự kết tinh các thiết kế trước đây của họ. Pierre de Meuron nói về công trình Parrish: “đó là một cuộc hành trình dài, nhưng điều quan trọng đối với chúng tôi là có thể thực hiện thiết kế thứ hai này”.

11. Khách sạn Pazhou ở Quảng Châu (Trung Quốc) / Tư vấn thiết kế: Aedas

 
 
Khoa trương như bất kì tòa nhà nào trong thập niên qua, khách sạn Pazhou được thiết kế bởi công ty quốc tế Aedas, bố trí các tầng phòng dành cho khách theo hai trụ so le trên đỉnh một khán phòng cao 61 mét thông với khu triển lãm và bán lẻ. Tọa lạc tại huyện Pazhou, là khu vực mở rộng nhanh nhất của Quảng Châu, tòa nhà mới này phấn đấu trở thành độc đáo nhất trong số các công trình kiến trúc ấn tượng nằm trong khu vực này gồm có cả Nhà hát Opera của Zaha Hadid bên bờ kia sông Pearl.

12. Nhà thờ của sự yên lặng Kampi ở Helsinki (Phần Lan) / Tư vấn thiết kế: K2S Architects

 
 
Không lớn cũng không quá mang tính biểu tượng, nhà thờ của sự yên lặng Kamppi Chapel of Silence nằm trên quảng trường Narinkka đông đúc của thành phố Helsinki là một nơi giải tỏa cho cuộc sống bận rộn của người dân thành thị thời nay. Được thiết kế bởi công ty K2S Architects, công trình kiến trúc diện tích 975 m2 có mặt tiền chính không có cửa sổ với những tấm gỗ ván sam cong và phần nội thất làm bằng cây dương tía có hình nét mềm mại như chào đón du khách thăm quan trong sự ấm áp của gỗ và tạo sự yên tĩnh, linh thiêng của nhà thờ.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Đèn chùm trang trí cho không gian phòng ngủ sang trọng

Tòa nhà hình búp sen cao nhất Sài Gòn

Top thiết kế nhà lạ nhất 2009

Những công trình bắt mắt nhất châu Âu

Cybertecture Egg - cuộc cách mạng công nghệ đỉnh cao

Những tòa nhà độc nhất

World Expo 2010 hội tụ tinh hoa kiến trúc đô thị tương lai

Bảo tàng Guggenheim Bilbao -Bông hoa xứ Basque

Khách sạn Mặt Trăng

Lộng lẫy nhà thờ Zayed

Những tòa nhà thông minh, kỳ vĩ nhất thế giới

Trung tâm BMW

Nhà thờ Jubilee

Trung tâm Khoa học Phaeno

Cung hoà nhạc Walt Disney (Los Angeles)

Những công trình kiến trúc kỳ lạ trên thế giới

Những công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới ( tiếp )

Khám phá siêu khách sạn đắt giá nhất thế giới tại Singapore

Những tòa nhà chênh vênh nhất thế giới

Top 10 công trình kiến trúc tráng lệ nhất thế giới