Cách thiết kế tạo sinh khí cho ngôi nhà

Một ngôi nhà được coi là có sinh khí phải hội tụ được các yếu tố như ánh sáng chan hòa. Các phòng phải tuân thủ nguyên tắc đón gió để đẩy các luồng khí xấu tự phát trong ngôi nhà như khí bếp, khí vệ sinh, ẩm mốc… Vì vậy, việc tạo sinh khí cho ngôi nhà là rất quan trọng.


Với những mẫu nhà phố nhỏ hoặc các căn hộ chung cư, để tạo luồng sinh khí cho ngôi nhà, gia chủ nên không nên chia nhỏ không gian nhiều bằng tường hoặc những tấm vách ngăn. (Ảnh minh họa)

Như thế nào là nhà có sinh khí?

Nhà có sinh khí là khi đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết như ánh sáng chan hòa, gió trong lành, mọi không gian trong nhà mang đến sự thoải mái, dễ chịu trong sinh hoạt. Đặc biệt, các phòng ốc trong nhà luôn tuân thủ nguyên tắc đón nhận năng lượng dương tích cực từ bên ngoài vào, đẩy những vận khí xấu từ bên trong nhà ra.

Sinh khí của một ngôi nhà còn thể hiện ở tầm nhìn thông thoáng, thế đất đẹp – tựa sơn hướng thủy, mạch nước ngầm luôn chạy mải miết, cây cối xung quanh phát triển xanh tươi… Những yếu tố này góp phần mang đến sự “căng tràn sức sống” cho ngôi nhà. Vì thế, những ngôi nhà mới xây thường được gia chủ đặc biệt lưu ý đến những tiêu chí này.

Cách tạo sinh khí cho ngôi nhà

Hiểu được tầm quan trọng của sinh khí nên trước khi xây nhà, gia chủ thường xem xét phong thủy kỹ càng. Theo đó, mỗi gia chủ sẽ có một chân mệnh khác nhau, và từ chân mệnh đó mới chọn phương hướng, màu sắc, vật liệu hay âm thanh của từng “đối tượng” trong nhà để tạo nên một ngôi nhà vui tươi, tràn đầy sức sống và năng lượng.

Ánh sáng luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc tạo sinh khí cho ngôi nhà. Khi thiết kế, phải tính toán làm sao để đảm bảo các phòng ốc, không gian trong nhà được nhận ánh sáng mặt trời nhiều nhất từ các cửa (cửa chính, cửa sổ), giếng trời… mang đến nguồn năng lượng dương tính cực cho ngôi nhà, giúp ngôi nhà sáng sủa và thông thoáng.

Sau ánh sáng là gió. Một không gian bí bách dễ khiến người ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở và tù túng, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, phải thiết kế các cửa đi liền với việc lắp quạt thông gió để đảm bảo ngôi nhà luôn mát mẻ, dễ chịu. Trong phong thủy, nhà nhiều gió sẽ giúp cho việc luân chuyển không khí được dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, với những mẫu nhà phố nhỏ hoặc các căn hộ chung cư, để tạo luồng sinh khí cho ngôi nhà, gia chủ nên tận dụng tối đa việc lấy sáng, thiết kế sao cho các phòng đều có ánh sáng. Ở những không gian bí ánh sáng và không khí có thể lắp quạt thông gió sao cho không khí có thể lưu thông và luân chuyển trong nhà. Không nên chia nhỏ không gian nhiều bằng tường hoặc những tấm vách ngăn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng thêm nguồn năng lượng tự nhiên cho ngôi nhà bằng cách sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như cây xanh, bể cá, ánh sáng trang trí, màu sắc, âm thanh… nhằm tạo một môi trường đa dạng gần gũi với thiên nhiên.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Tư vấn Nội thất chung cư hai phòng ngủ

Giải pháp cho những căn hộ có diện tích nhỏ

Tư vấn chọn đèn

5 cách bố trí căn hộ nhỏ hẹp

8 cách tiết kiệm diện tích cho căn hộ nhỏ

Tài chính eo hẹp nên thiết kế nội thất như thế nào

Cách trang trí nội thất theo phong cách Á Đông

Ý tưởng thiết kế phòng cho trẻ đầy cảm hứng

10 ý tưởng trang trí phòng ngủ cho trẻ theo chủ đề biển

Chọn điểm nhấn cho căn phòng với sofa vàng

Những phương án thiết kế mảng tường sáng tạo cho phòng trẻ em

Mẹo đơn giản biến nhà nhỏ trở nên rộng lớn

Ý tưởng trang trí cầu thang mới lạ

5 Nguyên tắc lựa chọn đèn trang trí

​10 ý tưởng trang trí cho phòng ngủ nhỏ

Làm thế nào để chọn thảm phù hợp với từng phòng

Những gợi ý kết hợp màu sắc cho không gian phòng ngủ vừa đẹp vừa sang

Màu sắc phòng ngủ ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn

16 ý tưởng nội thất biến nơi ở của bạn thành căn nhà lý tưởng

Cách chọn đèn chùm phù hợp với không gian sống