Trung tâm nghệ thuật Paul Klée ở Bern, Thụy Sĩ

Bằng một công trình mô phỏng theo chính vẻ đẹp tự nhiên của mảnh đất như một tác phẩm điêu khắc từ thiên nhiên, trung tâm nghệ thuật Paul Klée tại thành phố Bern (Thuỵ Sĩ) đã ghi tên mình trong danh sách những thành phố sở hữu bảo tàng lớn trên thế giới.

Trung tâm Paul Klée là một trong những tác phẩm tiêu biểu mà hệ kết cấu được sử dụng đồng thời trong vai trò tạo dáng toàn bộ công trình.

Trung tâm văn hoá nghệ thuật Paul Klée được xây dựng tại vùng ngoại ô thủ đô Bern của đất nước Thuỵ Sĩ nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày và giới thiệu khoảng 40% trong tổng số 10.000 tác phẩm của cố hoạ sĩ Paul Klée (ông sinh ra tại Đức nhưng sống và làm việc lâu năm tại Thuỵ Sĩ). 
Những điều kiện tự nhiên tuyệt vời của mảnh đất như: nằm trên quả đồi thấp, trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, ngự trị bởi dãy núi Alpes nơi đối diện... đã là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho kiến trúc sư người Ý Renzo Piano sáng tạo ra bản thiết kế của mình. Tuy nhiên, địa hình khu đất cũng đã được sửa đổi lại nhiều để phù hợp với hệ thống giao thông khu vực và giảm thiểu sự tác động trực tiếp của đường cao tốc vào công trình.

Hệ thống chóp lát kiểm soát ánh sáng tự nhiên


Có thể nói rằng, trung tâm Paul Klée là một trong những tác phẩm tiêu biểu mà Piano đã nghiên cứu và phát triển rất kỹ về form (hình dáng công trình). Ở đây, nó được mô phỏng theo chính vẻ đẹp tự nhiên của mảnh đất. Ngay từ những bản phác thảo đầu tiên, kiến trúc sư đã luôn mong muốn tìm kiếm tiếng nói chung, sự liên hệ giữa yếu tố “trong” và “ngoài” của công trình. 
Được miêu tả như một tác phẩm điêu khắc từ thiên nhiên, toà nhà với cấu trúc là ba “quả đồi” nhân tạo gắn kết chặt chẽ với nhau dưới hình dạng như những làn sóng chuyển động liên tục không ngừng. Nhìn từ phía đường cao tốc, tác phẩm nghệ thuật giàu nhân văn này hiện ra với ba đường cong khổng lồ của mái, như mọc lên từ lòng đất. Trong khi từ phía công viên, ban đầu du khách không thể nhận ra ba “quả đồi” mềm mại này là tự nhiên hay nhân tạo. Chỉ đến khi đi bộ dọc theo mặt đứng chính của công trình, ta mới có thể cảm nhận được hết kích thước thật khổng lồ của nó với chiều cao 12m và chiều dài 150m chạy dọc theo trục đường cao tốc.




Về mặt chức năng, “quả đồi” đầu tiên gồm có một phòng biểu diễn 300 chỗ ngồi và một bảo tàng, không gian sáng tạo nghệ thuật dành cho trẻ em. Phần ở giữa bao gồm các phòng triển lãm tranh của hoạ sĩ, trong đó không gian trưng bày định kỳ nằm ở phía dưới tầng hầm. Khối cuối cùng dành để lưu giữ những tác phẩm không trưng bày triển lãm và một trung tâm nghiên cứu các tác phẩm của cố hoạ sĩ.

Nét độc đáo của công trình được nhìn nhận trên hệ kết cấu thép – bộ khung chịu lực khổng lồ của mái. Nó là sự kết hợp giữa khả năng ứng dụng khoa học công nghệ cao và sự nghiên cứu, chế tạo các chi tiết kiến trúc một cách chính xác, hoàn hảo. Những chiếc dầm cong bằng thép này có chiều cao không giống nhau nên tất cả đều được thiết kế và sản xuất đơn chiếc (tổng số có khoảng 4,2 km dầm được chế tạo).

Nhờ sự trợ giúp của máy tính cho việc cắt xì, những mảnh khác nhau của từng chiếc dầm đã được sản xuất, sau đó uốn theo bản thiết kế và hàn lại. Do lực uốn của các dầm sắt không cho phép hàn bằng máy nên tổng cộng hơn 40km đường mối hàn đã được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Kiến trúc sư trước đó cũng đã làm rất nhiều những cuộc thử nghiệm trên các vật liệu khác nhau như nhôm, đồng và titan. Nhưng cuối cùng ông đã lựa chọn vật liệu thép cho công trình dựa trên những ưu điểm vượt trội về mặt sinh thái, kinh tế và kỹ thuật của nó.

Đường dạo dẩn đến lối vào chinh của công trình


Điểm chuyển giao giữa hai “quả đồi” mở ra lối vào chính của công trình / Không gian sáng tạo nghệ thuật dành cho thiếu nhi

 


Từng chi tiết kiến trúc được Piano nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Công trình như những làn sóng chuyển động bất tận không ngừng và hoà nhập vào với mảnh đất tự nhiên

 

 

Ánh sáng trong phòng trưng bày được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo quản những tác phẩm màu nước trên giấy của cố họa sĩ / Đường giao thông trong nối liền các không gian chức năng của những “quả đồi”

 


Cầu thang dẫn xuống không gian trưng bày định kỳ dưới tầng ngầm / Nội thất phòng biểu diễn


Những tác phẩm màu nước của cố hoạ sĩ Paul Klée đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy nguồn chiếu sáng tự nhiên trong các không gian trưng bày được Piano thiết kế và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, ở những không gian cho phép, không ảnh hưởng đến việc bảo quản tác phẩm, ông cũng mở nhiều điểm khác nhau trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Một phần của mái được bao phủ bởi cây xanh, càng làm tăng thêm sự hoà hợp của công trình với thiên nhiên.

Cùng với trung tâm nghệ thuật Paul Klée, Bern đã ghi tên mình trong danh sách những thành phố có bảo tàng lớn quốc tế. 

[Back]



Related news

Ngôi nhà cổ với nội thất hiện đại

Những tòa nhà chênh vênh nhất thế giới

Top 10 công trình kiến trúc tráng lệ nhất thế giới

Cao ốc đỏ

Bể bơi như ốc đảo nhỏ trong tòa nhà

Fallingwater - Kiệt tác vượt thời gian

Việt Nam có nhà lọt vào danh sách nhà lạ lùng nhất

Các ngôi nhà hướng Tây vẫn mát mẻ

Ngôi nhà xanh trong lòng thành phố

3 công trình gạch mộc của Việt Nam ấn tượng trên báo Tây

Biệt thự đắt nhất thế giới được dát 15.000 lá vàng

Phòng ngủ nhỏ xíu vẫn có thể đẹp

Những dự án được mong đợi nhất trong năm 2017

Căn bếp tương lai của người trẻ cá tính

Những kiến trúc “đẹp sững sờ” trong năm 2017

Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại

Nhà đẹp với nội thất kỳ dị và cảm hứng cổ điển

Kiến trúc Pháp – Tạo nên không gian nghỉ dưỡng sang trọng

5 MOST FAMOUS RELIGIOUS ARCHITECTURES