Dự án của kiến trúc sư Việt tại Myanmar vào top 5 công trình hấp dẫn châu Á

Tòa căn hộ The Atrium do công ty GK Architecture Việt Nam thiết kế tại Yangon (Myanmar) được đánh cao về ý tưởng và công năng.

Tòa căn hộ The Atrium ngay tại thành phố Yangon do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế.

 

Tờ propertyreport.com chuyên về lĩnh vực kiến trúc hạng sang tại châu Á vừa xếp hạng thiết kế kiến trúc công trình The Atrium tại Yangon, (Myanmar) vào top 5 "Công trình kiến trúc đầu tư hấp dẫn của châu Á”. Công trình do các kiến trúc sư Việt Nam của công ty GK Architecture Việt Nam tại Myanmar thiết kế. The Atrium là dự án chung cư cao cấp với thiết kế sang trọng và độc nhất tại Yangon. Cảm hứng thiết kế lấy theo ý tưởng nghệ thuật sắp đặt phi đối xứng, khiến người dân sinh sống trong công trình luôn thấy sự thay đổi về không gian sống trong mỗi tầng, cũng như mỗi chức năng của công trình. Dự án được đánh giá cao về ý tưởng, hình thức kiến trúc cũng như các không gian công năng, tiện ích phù hợp.

 

Cách sắp xếp không trật tự của không gian trong các căn hộ, khiến người mua có cảm giác chỉ có duy nhất căn hộ của mình ngay giữa một công trình có hàng trăm căn hộ, bên cạnh những tiện ích hấp dẫn. Việc thiết kế không gian xanh phong phú ngay tại các không gian theo chiều cao của dự án giúp cư dân có được môi trường sống trong lành thoải mái, điều này góp phần để dự án được đánh giá cao, theo propertyreport.

 

Do cách tổ chức hình khối không gian linh hoạt và có nhiều khoảng trống để trồng cây xanh nên giá trị của công trình luôn tăng cao tỷ lệ thuận với không gian tiện nghi của công trình. Thiên nhiên hòa vào không gian sống, tạo nên không gian sinh hoạt cộng đồng xanh cho người dân. Qua đó, thiết lập sự liên kết mật thiết giữa các phân khu chức năng bên trong công trình. Dự án được đưa vào sử dụng trong năm nay.

 

Đây cũng là cơ hội để giới đầu tư trên thế giới chú ý hơn tới đội ngũ kiến trúc sư Việt Nam.

 

 

Theo Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Trung Kiên - Chủ nhiệm dự án của GK Architecture, việc công trình được lọt vào top 5 "Công trình kiến trúc đầu tư hấp dẫn tại châu Á" sẽ khiến giới đầu tư Myanmar đánh giá tốt hơn đội ngũ nhân sự các công ty xây dựng, kiến trúc Việt Nam đang hoạt động tại quốc gia này. Tại Myanmar, thủ tục pháp lý đang hoàn thiện để người nước ngoài có cơ hội sở hữu bất động sản. Vì vậy các thiết kế kiến trúc tại đây cần sự mới mẻ nhưng mang những giá trị văn hóa khác nhau nhằm làm phong phú và hấp dẫn hơn cho thị trường bất động sản.

 

Theo đánh giá của ông Richard Emerson của Savills tại Myanmar, nguồn cung nhà không đủ cầu và nhiều người giàu có ở các địa phương có nhu cầu sở hữu nhà ở, nên thị trường thiết kế và xây dựng tại Myanmar rất tiềm năng. "Việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng của Việt Nam như GK Architecture khẳng định được giá trị tại thị trường này sẽ mở ra một hướng đi mới, trong đó có cả việc xuất khẩu chất xám của Việt Nam", vị này bày tỏ. Sự thành công của đội ngũ kiến trúc sư một công ty kiến trúc Việt tại Myanmar sẽ là động lực thúc đẩy lực nhân sự chất xám Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra thị trường nước ngoài.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Thiết kế quán bar theo phong cách Origami ở Luxembourg

Ngôi nhà hiện đại cho cặp vợ chồng trẻ

Sáng tạo không gian dân dã với đèn nơm

Ngôi nhà trong hẻm Sài Gòn với vườn xanh mát

CĂN NHÀ THÔ MỘC NHƯNG BẤT CỨ AI NHÌN VÀO CŨNG PHẢI MÊ

Nét thanh lịch và hiện đại của kiến trúc nhà M

Nội thất phòng ngủ nhiệt đới với sức quyến rũ kỳ lạ

Đèn trang trí – Tác phẩm nghệ thuật” đến từ Cara

15 ý tưởng thiết kế đẹp cho phòng tắm nhỏ

Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà với những mẫu đèn chùm độc đáo

Phỏng vấn KTS Shunri Nishizawa

Ý tưởng trang trí ấn tượng với họa tiết ngựa vằn

Chiếu sáng cho ngôi nhà

Những mẫu thiết kế sân thượng tuyệt đẹp

Thiết kế nội thất Nhật phù hợp với nhà Việt

Kiến trúc Berlin dưới góc nhìn đối xứng hoàn hảo

“Bí kíp” giúp tự trang trí nội thất nhà tuyệt đẹp

Nghệ thuật chiếu sáng công cộng: Từ sơ khai đến mãn khai

Cách trang trí nội thất theo phong cách Á Đông

Phong thủy phòng ăn - Cách bố trí, những bất lợi và biện pháp giải quyết