Để sống thong thả

Tọa lạc trong khuôn viên rộng đến 870m², gần như dựa lưng vào núi và lại khá gần với biển, công trình này được thiết kế nhằm đem lại một cuộc sống “tốt” cho chủ nhân.

Công trình gồm năm khối nhà lớn, nhỏ tương ứng với các không gian chức năng khác nhau, và được kết nối với nhau bằng một hệ mái hai lớp, trên là ngói và dưới là gỗ tự nhiên. Khoảng trống giữa các khối tạo nên các sân trong và những khoảng hành lang rộng, vừa phục vụ cho hoạt động giao thông vừa là nơi để nắng gió và các luồng khí lưu chuyển. Nhờ vậy, ngôi nhà luôn thông thoáng và rất hạn chế sử dụng điện năng.

Mặt tiền của công trình
Mặt tiền của công trình
Mặt tiền của công trình
Mặt tiền của công trình

Hầu như các không gian của công trình này đều mở. Đặc biệt là khu vực phòng ăn, được bố trí ở khoảng giao nhau giữa các khối nhà, nó không chỉ kết nối các không gian chức năng mà còn góp phần nâng cao sự tương tác của các thành viên trong gia đình. Với phần diện tích xây dựng chỉ gồm 250m² (tương đương 30% tổng diện tích), các khối nhà được sắp xếp xen kẽ với các mảng sân vườn; ở đó cây xanh và hoa cỏ được sắp đặt khéo kéo để khi nhìn từ các không gian nội thất ra sân vườn, thiên nhiên qua các khung cửa giống như những bức tranh.

Phòng khách, phòng ăn và khu sinh hoạt chung đều mở tầm nhìn ra sân vườn sau, nơi có bức tượng Phật
Phòng khách, phòng ăn và khu sinh hoạt chung đều mở tầm nhìn ra sân vườn sau, nơi có bức tượng Phật
Từ góc thư giãn trong không gian sinh hoạt chung nhìn ra khoảng sân vườn, nơi đặt bức tượng Phật
Từ góc thư giãn trong không gian sinh hoạt chung nhìn ra khoảng sân vườn, nơi đặt bức tượng Phật
Khe lấy ánh sáng từ mái nhà xuống phòng ăn
Khe lấy ánh sáng từ mái nhà xuống phòng ăn
Hành lang phía trước với mái hiên rộng che nắng
Hành lang phía trước với mái hiên rộng che nắng
Nước mưa theo sợi xích xuống hệ thống thu nước phía dưới, được đưa vào bể chứa để tưới cây
Nước mưa theo sợi xích xuống hệ thống thu nước phía dưới, được đưa vào bể chứa để tưới cây

Khi xác định làm một ngôi nhà “tốt” để ở thì “đẹp” trở thành yếu tố phụ. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà “tốt đẹp” thường đi chung với nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Tốt và đẹp là hai giá trị thường song hành và việc ông bà ta đặt giá trị nào đứng trước hẳn nhiên là có cái lý của nó. Ở ngôi nhà này, cũng không phải mất nhiều thời gian mới cảm nhận được giá trị của yếu tố thứ hai ấy. Ngay từ cái nhìn đầu tiên đã có thể nhận ra vẻ đẹp bình dị qua hình khối kiến trúc của ngôi nhà. Nhìn từ mặt tiền, khối nhà chính với một tầng lầu không che khuất đỉnh đồi phía sau, cũng không hoành tráng mà tạo được cảm giác thật tự nhiên, gần gụi. Gỗ và đá là những vật liệu tự nhiên khai thác tại địa phương, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ công trình. Sự kết hợp của hai vật liệu thô mộc nhưng được xử lý lắp ghép một cách khéo léo đã tạo nên một tổng thể hài hòa cả về mặt cảm giác và cảm xúc thẩm mỹ. Lạnh và ấm, thô ráp và trơn mịn… Đồ đạc nội thất chọn lọc và hầu hết cũng là vật liệu gỗ, không phô trương mà đơn giản, ít chi tiết…, tất cả được khai thác đúng công năng, đặt ở những vị trí thích hợp – từ đó người ta có thể hòa mình vào thiên nhiên hoặc thấy mình tiếp xúc với thiên nhiên được nhiều nhất.

Gian bếp thật sinh động với mảng tường gạch bông sắp xếp ngẫu hứng
Gian bếp thật sinh động với mảng tường gạch bông sắp xếp ngẫu hứng
Bàn ăn ở khoảng giao nhau của năm khối nhà, mở tầm nhìn ra các khoảng sân vườn xung quanh
Bàn ăn ở khoảng giao nhau của năm khối nhà, mở tầm nhìn ra các khoảng sân vườn xung quanh
Khu vực ẩm thực với hệ thống đà, cột được xử lý giúp thông thoáng và không hạn chế tầm nhìn
Khu vực ẩm thực với hệ thống đà, cột được xử lý giúp thông thoáng và không hạn chế tầm nhìn
Từ khu vực bàn ăn nhìn ra sân vườn: qua khung cửa, cây sơ-ri đẹp như một bức tranh
Từ khu vực bàn ăn nhìn ra sân vườn: qua khung cửa, cây sơ-ri đẹp như một bức tranh
Bàn ăn ở khoảng giao nhau của năm khối nhà, mở tầm nhìn ra các khoảng sân vườn xung quanh
Bàn ăn ở khoảng giao nhau của năm khối nhà, mở tầm nhìn ra các khoảng sân vườn xung quanh
Từ phòng ngủ ra sân vườn, phiến đá rộng 4m dưới gốc khế có thể trở thành nơi thưởng thức trà, rượu
Từ phòng ngủ ra sân vườn, phiến đá rộng 4m dưới gốc khế có thể trở thành nơi thưởng thức trà, rượu

Nếu mỗi ngôi nhà đều có một yếu tố gì đó tạo dấu ấn đặc biệt, làm nên cái hồn của không gian và ít nhiều chi phối đời sống tinh thần của chủ nhân thì có lẽ bức tượng Phật đặt ở sân vườn phía sau chính là dấu ấn ở ngôi nhà này. Bức tượng ngồi trên phiến đá, như tựa lưng vào mảng tường xanh phía sau. Hẳn là những người thiết kế cũng có dụng ý khi mà từ những không gian sinh hoạt chính của gia đình đều có thể nhìn được ra khoảng sân vườn nơi bức tượng tọa lạc. Dường như vẻ ung dung thong thả của bức tượng cũng mời gọi hoặc khuyến khích người ta lựa chọn một cách sống.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Chọn điểm nhấn cho căn phòng với sofa vàng

Âm hưởng dân gian

Những kiến trúc “đẹp sững sờ” trong năm 2017

Ấm vừa & đủ thoáng

Những sai lầm khi sử dụng đèn trang trí dạng thả

Khu vườn ngập sắc hoa của giảng viên người Việt ở Mỹ

Độc đáo những ô nhà sặc sỡ 100 năm tuổi bên bờ biển Australia

Biến hầm biệt thự thành phòng xem phim hiện đại

“Chất” thiên nhiên

Xu hướng đèn trang trí nổi bật 2017

Đẹp và đủ với ánh sáng tự nhiên

“Chiếc đèn lồng” – Nanoco Phòng trưng bày ánh sáng của Panasonic

Những ngôi nhà có thiết kế tiện lợi và độc đáo

Xu hướng đèn trang trí nổi bật 2017

Đi tìm sự thoải mái

Điệu đàng những nét cong

Những dự án được mong đợi nhất trong năm 2017

Phòng ăn đáng yêu với bàn ghế bằng tre

Nhà vườn đẹp với tre nứa

Giữ ký ức của từng thành viên