Những lưu ý để làm tăng vượng khí của ngôi nhà

Ngôi nhà có nhiều khí tốt (vượng khí) sẽ giúp cho người sống trong đó cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái, từ đó mọi việc dễ hanh thông, thuận lợi và ngược lại nhà thiếu vượng khí sẽ gây cảm giác bất an, căng thẳng, đau yếu… Do vậy, để tránh nhà ở bị suy yếu khí tốt bạn cần lưu ý những điểm sau đây.

Những ngôi nhà hình vuông, hình chữ nhật và những hình cân đối khác đều có lợi cho sự lưu động của khí - Ảnh minh họa.

Những ngôi nhà hình vuông, hình chữ nhật và những hình cân đối khác đều có lợi cho sự lưu động của khí – Ảnh minh họa.

Trung tâm của nhà ở chính là “trạch tâm”, tượng trưng cho Thái cực. Phong thuỷ nhà ở tốt hay xấu đều dựa vào gốc toạ độ là trạch tâm để xác định phương vị và luận bần cát hung. Phong thuỷ truyền thống cho rằng, trung tâm của nhà ở chính là điểm ngưng tụ sinh khí, cũng là điểm tích tụ vượng khí. Do vậy phải hết sức chú trọng và bảo vệ vị trí này, không được huỷ hoại, cũng không được làm ô nhiễm. Bạn nên lưu ý những điều sau đây:

– Nhà vệ sinh, phòng tắm hay rãnh nước thải không được đặt ở đây. Nhà bếp, lối đi, hành lang, cầu thang, cũng nên tránh đặt ở chỗ này. Tốt nhất nên đặt ở đây một chậu hoa tươi, bên trên treo những nút dây nghệ thuật (dây thắt nút để trang trí).

Những ngôi nhà hình vuông, hình chữ nhật và những hình cân đối khác đều có lợi cho sự lưu động của khí, về cơ bản nhà ở đều được thiết kế theo những hình này. Nhà ở thời xưa đa phần đều có kết cấu mái nhà rộng, do vậy xà nhà chính là trạch tâm. Nhà ở hiện nay thường có kết cấu mái bằng, có lồi có lõm chứ không thiết kế theo kiểu xưa nên hình thành một phương pháp xác định trạch tâm mới, đại thể như sau:

– Nguyên tắc thông thường là “lấy lồi bồi lõm”, điều chỉnh mặt bằng nhà ở cho cân bằng nên hình thành một hình chữ nhật giả tưởng để xác định một trạch tâm.

– Dựa vào sơ đồ mặt phẳng để xác định trạch tâm. Ban công có thể xử lý theo ba trường hợp:

+ Ban công nhỏ có thể không cần thiết phải đưa vào sơ đồ.

+ Ban công rộng cần đưa vào sơ đồ.

+ Nếu ban công bị cửa sổ bít lại, dù diện tích lớn hay nhỏ cũng phải đưa vào sơ đồ.

Về phần xây thêm, nếu nó liền với phòng chính, dù đó là phòng ngủ hay phòng bếp, nhà vệ sinh thì đều phải đưa vào sơ đồ.

– Đối với nhà ở khu cao tầng thì lấy điểm trung tâm của một nhà để xác định điểm trung tâm của các tầng trong cả toà nhà, ngoại trừ lối đi. Vì lối đi thường được thiết kế dưới mái vòm, tầng một làm cửa hàng, tầng hai làm nhà ở. Tầng một không nhất thiết phải làm mái vòm, phòng ở bên trên mái vòm phải được tính trong diện tích của hành lang.

– Đối với căn hộ hình đa giác thì có thể căn cứ vào quy tắc tìm trọng tâm để xác định điểm trung tâm chung, hoặc có thể căn cứ vào đặc điểm thông gió và ánh sáng của căn hộ kiểu mới này để phân biệt từng phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, từ đó xác định điểm trung tâm. Tất nhiên căn nhà hình chữ nhật cũng cho phép làm như vậy.

Theo phong thuỷ, thiết kế phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung ở vị trí chính giữa ngôi nhà là thích hợp nhất. Vì đây là vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà, nó tượng trưng cho địa vị và quyền thế, do vậy rất thích hợp làm nơi để các thành viên trong nhà đoàn tụ, trò chuyện, vui chơi hoặc nghỉ ngơi.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Ý tưởng thiết kế phòng ăn đẹp hút mắt

Đèn đường năng lượng mặt trời, tự phát wifi

Trang trí tường nhà ấn tượng hơn

10 thương hiệu đèn LED chiếu sáng lớn nhất thế giới

Bộ sưu tập phòng tân hôn say đắm lòng người mùa cưới 2016

5 CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO ĐẸP NHẤT

Kinh nghiệm làm việc cùng Kts Jean Francois Milou tại Singapore

Đèn LED - Bước đột phá quan trọng trong công nghệ chiếu sáng

5 CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO NỔI TIẾNG NHẤT

Không gian bừng sáng nhờ gam màu neon sáng chói

Frei Otto và tầm quan trọng của sự thử nghiệm trong kiến trúc

Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà vườn

"Thong House" Sự kết hợp hoàn hảo với thiên nhiên

KTS. Võ Trọng Nghĩa đoạt giải thưởng thiết kế châu Á tại Hồng Kông

Những thiết kế đèn tuyệt đẹp

Không gian sống thêm lãng mạn nhờ sơn màu mùa thu

1% về kiến trúc sư Fumihiko Maki!

Đèn LED âm trần siêu mỏng mang lại sự tinh tế

Kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và công nghệ sẽ trở thành xu hướng kiến trúc tất yếu

Kiến trúc sư Rafael Moneo – Cái tên “lạ” của một phong cách “quen”