Khách sạn cạnh Hồ Gươm: “Kiến trúc không được đè nén cảnh quan”

Chúng ta cứ nhìn Bưu điện hiện nay, cả một khối nhà nhìn rất nặng nề. Đó là một sai lầm chứ không phải là hay. Theo tôi kiến trúc bên hồ Gươm là phải nhỏ xinh, không được đè nén cảnh quan”, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam Nguyễn Quốc Thông nêu quan điểm.

Trước những thông tin liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên Dân trí về những vấn đề liên quan đến khu vực “nhạy cảm” này.

Theo ông Thông, xây dựng bất kỳ công trình nào ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm phải đánh giá rất kỹ giá trị kiến trúc công trình cũ. Các bên liên quan cũng phải xem xét công trình mới có ăn khớp với tổng thể không gian hồ Hoàn Kiếm hay không. Đặc biệt, công trình mới xây không được đè nén cảnh quan vốn có của hồ Hoàn Kiếm.


Vị trí dự kiến xây khách sạn tại số 22-23 Lê Thái Tổ.

Về việc xây dựng khách sạn tại số 22-23 Lê Thái Tổ, ông Thông cho rằng, trước khi phá dỡ ba khối nhà đi để xây dựng khách sạn thì phải đánh giá nó có giá trị như thế nào. “Theo tôi, mặt đứng của ba khối nhà có giá trị kiến trúc đặc biệt. Từ trước đến nay nó góp mặt rất tốt vào không gian hồ Hoàn Kiếm”, ông Nguyễn Quốc Thông nói.

Vị trí mà chủ đầu tư định xây dựng khách sạn là ba khối nhà cao bằng nhau, cùng nằm trên tuyến đường nhưng có khoảng co giãn nhất định. Mỗi công trình lại có những tỷ lệ kiến trúc cổ điển khác nhau ở phần cửa, vòm và cách trang trí các họa tiết. Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam cho rằng, chính sự khác nhau của kiến trúc Pháp cũ tạo nên sự đa dạng rất khó gặp của mặt đứng ba khối nhà.

“Bình thường ai cũng thấy nó xập xệ và đập nó đi thì rất dễ. Tuy nhiên, xét về mặt chuyên môn, chi tiết trang trí, cách thức người ta làm trên bề mặt đứng của ba khối nhà thì thấy sự sinh động, nhỏ xinh rất phù hợp với kiến trúc cảnh quan của hồ Hoàn Kiếm”, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam phân tích rõ giá trị mặt đứng ba tòa nhà cũ có từ thời Pháp.

Ông Nguyễn Quốc Thông nhận thấy nếu phá bỏ mặt tiền của ba khối nhà này đi để xây dựng thành một khối thống nhất là đánh mất hình ảnh kiến trúc hiếm gặp bên hồ Hoàn Kiếm. “Chúng ta cứ nhìn Bưu điện hiện nay, cả một khối nhà nhìn rất nặng nề. Đó là một sai lầm chứ không phải là hay. Theo tôi kiến trúc bên hồ Gươm là phải nhỏ xinh, không được đè nén cảnh quan”, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam nêu quan điểm.


Khách sạn dự kiến xây dựng nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm

Về khối tích công trình, ông Nguyễn Quốc Thông lưu ý các bên cần cố gắng thiết kế thanh nhẹ, không lặp lại tòa nhà Bưu điện Hà Nội. Còn nếu lại tạo thành một khoảng bê tông dài thì không tương xứng, không hài hòa với khung cảnh hồ Hoàn Kiếm.

Từ kinh nghiệm thực tế, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam cho rằng, giá trị văn hóa của mặt đứng ba khối nhà sẽ tạo nên giá trị gia tăng cho toàn bộ công trình mới. Chính vì vậy, ông Thông đề xuất nếu xây khách sạn tại số 22-23 Lê Thái Tổ, Hà Nội và chủ đầu tư cần đưa ra giải pháp để giữ lại mặt đứng của cả ba khối nhà.

“Với phương án đồng nhất là khoác cho công trình cái áo khác, cái vỏ khác thì nó không ăn nhập với không gian kiến trúc bên hồ Hoàn Kiếm. Nó không đúng với không gian văn hóa, không gian kiến trúc ở khu vực nhạy cảm có trong trí nhớ nhiều thế hệ. Điều này phải trải qua một thời gian dài, công trình mới tạo thành giá trị phi vật thể”, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam nói.

Đầu tháng 7/2016, Thành ủy Hà Nội đồng ý chủ trương theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tại số 22-23 Lê Thái Tổ. Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý phương án kiến trúc công trình phải phù hợp các quy định về quy hoạch và bảo tồn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan; cố gắng kiến trúc mặt ngoài đảm bảo hình thái kiến trúc của công trình hiện có; thiết kế hài hòa, phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ Gươm và phụ cận.

 

Thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy Hà Nội, đại diện UBND TP giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Văn hóa và Thể thao, Du lịch; UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kết luận của Thường trực Thành ủy; hướng dẫn, tạo điều kiện giúp nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch khởi công xây dựng công trình trong tháng 9/2016.

[Back]



Related news

Ngôi nhà cổ với nội thất hiện đại

Những tòa nhà chênh vênh nhất thế giới

Top 10 công trình kiến trúc tráng lệ nhất thế giới

Cao ốc đỏ

Bể bơi như ốc đảo nhỏ trong tòa nhà

Fallingwater - Kiệt tác vượt thời gian

Việt Nam có nhà lọt vào danh sách nhà lạ lùng nhất

Các ngôi nhà hướng Tây vẫn mát mẻ

Ngôi nhà xanh trong lòng thành phố

3 công trình gạch mộc của Việt Nam ấn tượng trên báo Tây

Biệt thự đắt nhất thế giới được dát 15.000 lá vàng

Phòng ngủ nhỏ xíu vẫn có thể đẹp

Những dự án được mong đợi nhất trong năm 2017

Căn bếp tương lai của người trẻ cá tính

Những kiến trúc “đẹp sững sờ” trong năm 2017

Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại

Nhà đẹp với nội thất kỳ dị và cảm hứng cổ điển

Kiến trúc Pháp – Tạo nên không gian nghỉ dưỡng sang trọng

5 MOST FAMOUS RELIGIOUS ARCHITECTURES