Đi tìm sự thoải mái

Những nhược điểm sẵn có trong quy hoạch mẫu của căn nhà phố đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu của gia chủ. Căn nhà phố được hướng theo phong cách hiện đại với vai trò nổi bật của bài trí nội thất.

_IMG2661_resize_resize

Căn nhà nằm trong dãy phố đã được quy hoạch mẫu từ cách đây khá lâu với mặt tiền đơn điệu: không có ban công, các cửa số rất nhỏ và “thẳng tuột” từ trên xuống dưới… Kiểu dáng đó đã không còn phù hợp với yêu cầu công năng và thẩm mỹ hiện tại. Thế nên, một trong những khó khăn nhất trong quá trình thiết kế, xây dựng công trình này là các thủ tục pháp lý rườm rà để kiến trúc sư có thể “binh” lại mặt tiền. Đó cũng là cơ sở để phát triển cho các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của gia chủ về một không gian sống không chỉ tươm tất mà còn phải cho họ cảm giác thoải mái đúng nghĩa.

_IMG2637_resize_resize _IMG2586_resize_resize _IMG2606_resize_resize

Nhờ sự thay đổi của mặt tiền, các khoảng lùi vào và mái hiên nhô ra có cơ hội được xuất hiện. Những ban công, vườn thông tầng được thêm vào khối nhà – như dụng ý đưa góc thiên nhiên đến gần nhất, nhiều nhất với từng phòng. Các cửa sổ cũng được mở rộng, việc thêm vào các khoảng lùi cho khối nhà còn tạo điều kiện để phòng ngủ ở lầu 1 và lầu 2 có thêm độ thoáng và lấy sáng tự nhiên. Ngôi nhà theo phong cách hiện đại và dùng cây xanh làm điểm nhấn. Các khoảng “vườn trên cao” được lưu ý bố trí tại nơi có nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng. Ngay bên trong phòng tắm cũng có thêm một mảng xanh nhỏ ở dưới chân giếng trời, nơi chỉ trồng các loại cây dễ sống và không đòi hỏi nhiều ánh sáng.

_IMG2584_resize_resize _IMG2578_resize_resize_IMG2651_resize_resize

Nhà xe được thiết kế ở phía đối diện với phòng khách, vách ngăn là các lam gỗ, vừa đủ để tạo cảm giác cách biệt. Vì “chia sẻ” chiều ngang của nhà với nơi để xe nên phòng khách không thể quá rộng. Tuy nhiên, độ thoáng đãng lại được bù đắp qua chiều cao nhờ nằm bên dưới khoảng thông tầng. Khu vực thông tầng với hành lang bao quanh này là một phần trong giải pháp khắc phục nhược điểm trần thấp của tầng trệt và tầng lửng. Trong đó, tầng lửng được dùng cho phòng giải trí – nơi cần không gian cô đọng và ấm cúng.

_IMG2645_resize_resize_IMG2647_resize_resize_IMG2593_resize_resize

Cầu thang và thang máy bố trí ở giữa nhà, như một khu vực đệm giữa phòng khách và bếp – phòng ăn rộng phía sau. Ngôi nhà thường xuyên có khách và tiệc tùng, thế nên phòng ăn được bố trí đơn giản để có nhiều không gian nhất, đồng thời cũng phân chia bếp trong – bếp ngoài cho những mục đích nấu nướng khác nhau. Cùng với tông màu sáng và màu trung tính được chọn cho không gian sống như tường sơn trắng, màu gỗ sồi và nâu nhạt của đá ốp, ánh sáng tự nhiên từ các khoảng sân và giếng trời ở giữa nhà đã tạo nên tinh thần tươi mới và phảng phất chút chất thiền cho nội thất – thêm một yếu tố nữa để đáp ứng yêu cầu về cảm giác thoải mái cho gia chủ.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Mang kiến trúc cổ xưa vào căn bếp nhỏ

Những sản phẩm đoạt giải thưởng thiết kế năm 2014 ở hạng mục chiếu sáng

Kiến trúc độc đáo của làng cổ ở ngoại thành Hà Nội

Những căn phòng có “tầm nhìn” đẹp nhất trái đất

Những tác phẩm nội thất đáng nhớ của nhà thiết kế David Trubridge

Cận cảnh 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

Giới thiệu sách “Những kiến trúc sư bạn tôi”

Ứng dụng của đèn LED downlight âm trần trong cuộc sống

Phòng khách ấm áp hơn với tường ốp gỗ

Cầu ánh sao - Quận 7

Thiết kế ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội mới

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Làm như chơi, chơi như làm”

Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng đẹp nhất thế giới 2014

Coaster – Giấc mơ nội thất Mỹ chạm ngõ Việt Nam

Đèn chùm đẹp ở những cung điện nổi tiếng

Những mẫu thiết kế cầu thang của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào: Kiến trúc phải mang lại lợi ích thiết thực

Đèn LED ở các công trình nghệ thuật nổi tiếng thế giới

Đèn Martell – Tuyệt tác của kiến trúc sư ngôi sao Jean Nouvel

Bí quyết của kiến trúc “Thành phố nổi” Venice