Thiết kế và trang trí nội thất trong nhà bếp theo phong thủy


Đối với Phong Thủy, nhà bếp là một trong ba nơi quan trọng nhất của ngôi nhà: Phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp. Ngay từ thời xưa, con người vốn đã rất chú ý đến vị trí và vai trò quan trọng của nhà bếp trong nhà. Điều này được thể hiện qua truyền thuyết về Táo Quân, vốn là một vị thần cai quản mọi việc trong nhà, dùng nhà bếp làm nơi trú ngụ của mình.

1. VỊ TRÍ CỦA NHÀ BẾP
Thông thường, các nhà nghiên cứu phong thủy khuyên nên đặt bếp ở 4 hướng xấu trong cung bản mệnh. Điều này thoạt nghe có vẻ hơi vô lý vì thuật phong thủy vốn thường khuyên nên chọn hướng tốt để xây dựng nhà cửa phòng ốc thì vận khí mới đi lên.
Sở dĩ phong thủy khuyên nên đặt bếp ở các vị trí xấu vì nếu nhà bếp ở những vị trí này sẽ có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lò lửa bếp lò sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi này, cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả.
Một số nguyên tắc thiết kế cần chú ý như sau:
• Không thiết kế nhà bếp ở trung tâm ngôi nhà. Vị trí trung tâm ngôi nhà chính là Thái cực của căn nhà, nên gặp cát chứ không nên gặp hung, nên sạch sẽ chứ không nên bị xáo trộn. Nhà bếp nên đặt ở nửa phần phía sau của ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt.
• Nhà bếp phải có ít nhất một mặt thoáng
Một mặt của nhà bếp phải nhìn về chỗ thoáng của ngôi nhà (sân sau nhà, ban công, sân thượng, khoảng trống trên mái nhà...)
• Không xây nhà bếp bị đóng kín
Tuyết đối không được thiết kế nhà bếp bị bịt kín ở cả 4 mặt xung quanh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vận thế của ngôi nhà.
• Nhà bếp nên cách xa phòng ngủ
Phòng ngủ cách xa nhà bếp sẽ tránh được mùi khói, mùi dầu mỡ bay vào phòng. Điều này giúp người trong nhà giữa được sức khỏe tốt. Không bị ảnh hưởng bởi sự ngột ngạt nóng bức mà sinh ra tính tình nóng nảy dễ tức giận.
• Nhà bếp không được gần phòng vệ sinh
Chức năng của nhà bếp vốn là nơi chế biến thức ăn để đưa chất bổ dưỡng vào nuôi cơ thể, là chỗ có lửa, thuộc về Hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về Thủy. Theo Ngũ Hành, Thủy và Hỏa với tương khắc với nhau nên việc bố trí nhà bếp sát tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều rất kỵ.
Nếu vì lý do nào đó không thể thay đổi được bố cục này trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào sự rắc rồi này giữa nhà bếp và phòng vệ sinh bằng cách:
- Tăng cường sự thông thoáng giữa hai bên.
- Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Thiết kế thêm một chiếc cửa để ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh. Hoặc có thể dùng bức bình phong hay treo một chiếc mành để che hai bên lại.
• Màu sắc của nhà bếp
Nên dùng màu trắng hoặc màu xanh lục làm màu chủ đạo cho nhà bếp. Hai màu này tượng trưng cho sự sạch sẽ và hy vọng. Dùng chúng trong nhà bếp có thể tăng thêm nhiều sinh khí cho nơi ẩm thấp, tâm trạng của người nấu ăn thêm thoải mái và vui vẻ hơn khi làm việc.

2. NGUYÊN TẮC BÀI TRÍ VẬT DỤNG TRONG NHÀ BẾP
• Bếp lò
- Không đặt bếp lò ở trung tâm nhà bếp, hỏa khí quá vượng ở trung tâm nhà bếp sẽ bất lợi cho sự thỏa thuận trong gia đình.
- Không đặt bếp lò ở dưới xà ngang vì theo Phong Thủy, đó là cách cục “Xà ngang đè ông Táo” cần kiêng. Nên thiết kế bàn làm bếp có hình chữ L để tránh điều này.
- Không hướng bếp lò quay ra bên ngoài, điều này là kiêng kỵ vì có thể khiến cho gia vận bị suy sụp nửa chừng.
- Không đặt bếp lò sát cửa sổ, phạm vào điều kỵ này tài khí sẽ tán thất, không tốt.
- Vị trí của bếp lò cần phải kết hợp với phương cát của nhà bếp. Phương cát của nhà bếp là vị trí tụ khí. Phương pháp tìm vị trí tụ khí rất đơn giản, đó là những vị trí xéo góc với cửa nhà bếp. Đứng về mặt vật lý mà phân tích, do những vị trí tụ khí là chỗ dòng khí tập trung nhiều nhất, có thể tránh sự xung đột của dòng khí lưu, giảm thiểu tính nguy hiểm của bếp lò khi có gió thổi mạnh.
+ Nếu bếp lò được đặt ở vị trí tụ khí, mà vị trí tụ khí ấy lại tương hợp với phương vị sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Nếu vị trí tụ khí ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam của nhà bếp là đại cát, vì bếp lò thuộc hỏa, hướng Đông hay Đông Nam thuộc Mộc, Mộc sinh Hỏa. Đây là cách cuộc lý tưởng nhất.
+ Vị trí tụ khí ở hướng Đông Bắc của nhà bếp thì thuộc trung cát. Vì hướng Đông Bắc thuộc Thổ, bếp lò thuộc Hỏa, có thể làm vượng phương này, trở thành cách cuộc Hỏa Thổ tương sinh, đây cũng là cách hay.
+ Vị trí tụ khí ở hướng Nam của nhà bếp thì chỉ được tiểu cát. Vì hướng Nam thuộc Hỏa, lại gặp Hỏa nên hỏa khí thành quá vượng.Trường hợp này nếu bị phản tác dụng thì không được tốt.
+ Vị trí tụ khí ở hướng Tây hoặc Tây Bắc của nhà bếp thì không phù hợp, vì hai hướng này đều thuộc Kim, bếp lò thuộc Hỏa vốn khắc Kim, vận khí của người trong nhà rất khó khăn.

• Hệ thống vòi nước trong nhà bếp
Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế mà bếp lò và vòi nước tuyệt đối không đặt đối diện với nhau. Tương tự như vậy, bếp lò cũng không đặt gần với tủ lạnh.
Nên sắp xếp hệ thống nước và bếp thuận chiều với nhau là tốt nhất. Nếu không sắp xếp được theo vị trí đó thì có thể xếp chúng sóng đôi nhưng cố gắng đặt lệch với nhau thì tốt hơn.
Vị trí của hệ thống nước trước hết nên ưu tiên đặt ở hướng Bắc, Đông, Đông Nam, nếu các hướng trên không thuận tiện thì mới nghĩ đến hướng khác.
Nhà bếp trong quá trình nấu nướng thức ăn và rửa chén bát tất sẽ phải dùng đến nhiều nước. Nhưng trong phong Thủy, nước tượng trưng cho sự dồi dào của tài lộc. Vì thế cần phải sử dụng nguồn nước hợp lý và đúng mức, tránh đi mọi sự thất thoát lãng phí không đáng có nếu như hệ thống vòi nước bị hư hỏng.

• Kệ bếp
Kệ bếp ngày nay gồm 3 phần được thiết kế chung: Bếp lò, chậu rửa chén và khu vực để pha chế thực phẩm, chế biến thức ăn.
Về căn bản, 3 phần này đều cùng nằm trên một mặt phẳng, có chiều cao bằng nhau.
Chiều cao kệ bếp: Tính từ mặt đất trở lên, thẳng đến mặt ngang của bệ bếp, kích thước từ 0,83 - 0,94m.
Bể rộng kệ bếp: Là đường thẳng của khoảng rộng nhất trên mặt bàn bếp, kích thước từ 0,47 - 0,62m. Nếu mặt bếp có hình vòng cung thì đường kính không được rộng quá 0,62m, cũng không được nhỏ hơn 0,47m.
* Vị trí đặt kệ bếp
- Không đặt kệ bếp gần cửa chính, đối diện với cửa nhà bếp.
- Không đặt kệ bếp ở giữa hai hệ thống nước.
- Không đặt kệ bếp ở vị trí mà người nấu bếp đứng quay lưng lại với cửa bếp.

• Đồ dùng nấu ăn
- Đồ dùng nấu ăn không nên treo, đặt trước cửa sổ hay dưới cửa sổ.
- Đồ dùng nấu ăn không nên đặt ở vị trí ngay dưới xà nhà.
- Không đặt đồ dùng nấu ăn ở những vị trí xung chiếu với góc tủ đựng thức ăn, góc bàn hoặc đối diện với cầu thang.
- Không treo các loại dao nhà bếp trên tường hoặc đặt ở vị trí làm lộ mũi dao ra ngoài. Tốt nhất là nên cắm dao vào những kệ cắm dao nhỏ.

• Tủ lạnh
Vị trí của tủ lạnh hoặc tủ đông chứa thực phẩm có thể bố trí ở hướng Đông Nam, hướng Nam hoặc hướng Tây.

•Quạt hút gió, hút khói
Nhà bếp hiện đại ngày nay không thể thiếu chiếc quạt hút khói. Ai cũng thấy sự cần thiết phải có của vật dụng này trong nhà bếp, nhưng lại thường quên thiết kế thêm hệ thống nạp gió cho nhà bếp.
Vì theo nguyên lý của khí lưu động lực học, khi không khí bị tống mạnh ra ngoài thì cần thiết phải có một hệ thống nạp khí để cung cấp lại tương ứng. Nên thiết kế hệ thống nạp khí thấp hơn quạt hút khói để không khí được nạp vào ở chỗ thấp để tống ra ngoài ở chỗ cao, điều này rất phù hợp, giúp cho không khí trong nhà bếp luân chuyển điều hòa và được thay đổi thường xuyên toàn bộ.
Hệ thống nạp khí có thể thiết kế theo cách đơn giản như một cửa sổ lá sách bằng gỗ hay bằng nhôm đều được, nếu có điều kiện để lắp đặt thêm một chiếc quạt thông gió thì càng tốt.

•Gương
Không treo gương trong nhà bếp để tránh gương phản chiếu hỏa khí của lửa vào thức ăn và mọi người trong gia đình.

•Cây kiểng
Nếu nhà bếp ở hướng Nam, có thể dùng cây kiểng để trang trí, điều này có tác dụng thúc đẩy thêm ý nghĩa cho sự tích trữ tài lộc may mắn trong phong thủy. Ngoài ra, nhà bếp ở hướng Nam sẽ được mặt trời chiếu vào rất mạnh. Nếu đặt thêm cây kiểng ở đây sẽ giúp cho không khí được dịu mát, có lợi cho tinh thần làm việc của người đầu bếp.
Nếu nhà bếp ở hướng Đông, trên mặt bàn gần tủ lạnh nên đặt bình hoa hồng sẽ có tác dụng giúp ích cho sức khỏe người trong nhà.
Nếu nhà bếp đặt ở hướng Tây, nên đặt ở cửa sổ các loại hoa có màu vàng kim, hoa thủy tiên. Điều này giúp trấn áp được ác khí từ ánh tà dương chiếu vào mỗi buổi xế chiều. Nếu nhà bếp ở hướng Bắc, nên đặt hoa màu hồng phấn, màu cam sẽ có tác dụng tăng thêm tính mỹ thuật cho nội thất trong nhà.

• Kỵ đặt máy giặt trong nhà bếp
Nhà bếp vốn là nơi hung cát lẫn lộn, nhưng đặt dưới góc độ ăn uống thì khí trong nhà bếp phải sạch sẽ. Vì thế, việc đặt máy giặt trong nhà bếp là kỵ, điều này sẽ ảnh hưởng đến cát lợi của nhà bếp đối với người trong nhà.
 

[Back]



Related news

Khám phá nội thất bên trong căn nhà của người nổi tiếng thế giới

Thiết kế sân chơi cho trẻ đẹp như mơ trong vườn nhà

INSPIRING ARCHITECTURES

Căn hộ 20m² của cô nàng độc thân khiến bao người ao ước

Đóng – Mở những điều bất ngờ

KTS Hoàng Thúc Hào: “Chúng tôi theo đuổi kiến trúc hạnh phúc”

LIGHT FESTIVALS ALL OVER THE WORLD

Ngôi nhà quá đỗi bình dị của ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg

BƯNG TENT

Xây nhà vào thời điểm nào là tốt nhất

MOST UNIQUE ARCHITECTURES

Phòng ngủ hoàng gia cổ điển đắt giá của sao nữ Việt

Một miền giao cảm

Thiết kế uốn lượn và đầy màu sắc

Những thiết kế phòng ăn mang phong cách hoàng gia đẹp mê mẩn

Tỏa sáng không gian

Những nhà thờ có kiến trúc độc đáo nhất thế giới

Đằm thắm bầu trời đêm

Cho không gian sống thêm màu tươi mới