Nghỉ ngơi và ngắm nghía

Cuộc đối thoại của một kiến trúc sư (nhân vật “ba kiến” trong bài) cùng với vợ (nhân vật “má sắp nhỏ”) khi anh đi du lịch cùng với gia đình, có nhiều điều khiến ta phải suy nghĩ về tính tiện ích trong những không gian cụ thể và chuyên biệt.

ngamnghia1

Lẽ thường đi du lịch, đa phần người ta hay tận dụng thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, hoặc cộng thêm thể thao, hoặc đan xen mua sắm… Nhưng lắm lúc với dân trong nghề làm nhà, nghỉ dưỡng lại có thể là dịp săm soi ngắm nghía. Ít thì bình phẩm đánh giá, nhiều thì thu thập dữ liệu, mở rộng thêm hiểu biết.

Mấy ngày cùng bọn trẻ nghỉ dưỡng là mấy ngày “kiến” ba tung tăng khắp ngõ ngách trong ngoài, chụp hình tí tách. Còn má sắp nhỏ thì vừa thư giãn vừa chụp hình tự sướng úp lên mạng xã hội, không quên vài câu bình phẩm, đại loại như “đang ở trong sảnh chính, đẹp không?”, hoặc là “có một nàng tiên cá bên hồ bơi nè…”.

Thời đại thông tin cập nhật từng phút, chả trách sao khách hàng của “kiến” ba đòi hỏi ngày càng cao, bởi ai cũng có thể tham khảo tài liệu khắp năm châu bốn bể. Nhưng tham khảo mà tham lam quá thì lại làm khổ nhà chuyên môn bởi mọi sự so sánh đều trở nên khập khiễng, nhất là trong chuyện ăn chuyện ở.

ngamnghia2

Một khách sạn hay khu nghỉ dưỡng “bán” cái gì, nếu không phải là tiện nghi, cảm giác tận hưởng và sự khác biệt so với môi trường hằng ngày?

Cũng vì nắm vững “nguyên lý thiết kế” ấy nên khi “má sắp nhỏ” có sự so sánh rằng cái toa lét ở đây nó rộng nó sang hơn nhà mình thì “kiến” ba phản biện ngay: vì họ chỉ có chỗ ngủ và chỗ tắm, đâu có các phòng khác như nhà mình, vì họ có người dọn dẹp từng buổi, vì họ làm sao để khách tận hưởng mọi dịch vụ như bơi lội, ăn uống… thật hiệu quả, chứ đâu phải làm khách sạn là để khách ru rú trong phòng.

Ở 3 ngày 2 đêm thì thấy thích, ở từ 350 ngày trở lên thì… khác à nha! Cho nên cứ ngắm nghía và cứ thấy hay hay, nhưng không hẳn là áp dụng theo được. Cho nên ngôi nhà tư nhân

dù không sang trọng vẫn có nhiều vấn đề mà một khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất không đặt ra và không phải giải quyết. Từ cá tính từng thành viên, đến điều kiện ăn ở cụ thể, từ cách âm sao cho giảm ồn bởi ông hàng xóm hay hát karaoke ì xèo, đến cái máy lạnh 2 cục đặt đâu cho khéo, chẳng nhà nào giống nhà nào.

“Kiến” ba đã từng vã mồ hôi với gia chủ đòi làm máy lạnh trung tâm kiểu như khách sạn, dĩ nhiên làm được thôi, nhưng phải tính từ đầu để chuẩn bị dây nhợ, đường ống, cao độ đóng trần… đủ thứ trong đó.

ngamnghia3

MỖI KHÔNG GIAN KHÁC NHAU SẼ CÓ NHỮNG TIỆN ÍCH KHÁC NHAU. NHƯNG BÀI HỌC VỀ SỰ SẮP XẾP HỢP LÝ Ở MỘT GÓC ĐỘ NÀO ĐÓ, NÓ CÓ CÙNG CÔNG THỨC.

ngamnghia43 Nhưng má sắp nhỏ lại nhắc thêm: vậy thì có thể tham khảo mấy cách đặt đèn ở đây, vì tui thấy nhà bình thường quanh đi quanh lại chỉ có đèn neon với đèn lon, ông coi diễn viên nhan sắc hình khối bình thường mà có ánh sáng đúng, đẹp thì sẽ lung linh nội ngoại thất lên đó nghen! “Kiến” ba cũng phản bác: nói vậy nhưng khi tui đưa đèn kiểu này chiếu sáng kiểu kia vào thì má nó lại cứ kêu lãng phí, có bao giờ xài nhiều đèn thế đâu!

Dĩ nhiên phải công nhận việc dùng ánh sáng hiện nay không chỉ là sáng đủ sáng đều, mà phải sáng đẹp, rồi sáng sạch, sáng xanh nữa. Đèn sân vườn bây giờ có loại tích trữ năng lượng mặt trời ban ngày để đêm xuống là sáng lên. Đèn cầu thang ngày càng “thông minh” hơn bởi chiếu sáng theo bậc, theo bước chân người qua lại.

Vẫn mấy bóng đèn led đơn giản nhưng đặt sao cho khéo là cả một nghệ thuật, cách bài trí ánh sáng khách sạn không như nhà tư nhân, nhưng sự chăm chút ánh sáng sao cho hợp với từng chi tiết, ngóc ngách, màu sắc, đường nét… là điều rất đáng lưu ý.

 

 

ngamnghia5

Hóa ra chuyến đi nghỉ dưỡng chỉ có bọn trẻ là vui chơi khoái chí, còn ba má chúng thì cứ hì hục với đủ thứ “tài liệu tham khảo”, và những nghĩ suy liên miên không dứt về một nơi chốn để ở. Làm sao cho đẹp, cho vừa, cho ra căn nhà để sống mà không giống khách sạn, tiện dụng thoải mái mà không bình thường nhàm chán, dân trong nghề cũng thấy không dễ.

Lũ trẻ trên đường về nảy ra ý tưởng: chắc sẽ đến lúc các công ty du lịch nên tổ chức tour “nghỉ ngơi kết hợp ngắm nghía”, với hướng dẫn viên đặc biệt có thể là các… kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất, tại sao không?

Và để cho sự hướng dẫn ấy không bị gay gắt về mặt nghề nghiệp, chắc nên có “nửa kia” của nhà chuyên môn đi cùng?

ngamnghia6Đừng bao giờ so sánh những không gian nghỉ dưỡng nơi bạn đến với căn nhà của bạn. Hãy đến đó để tận hưởng, để nghỉ ngơi, để ngắm nghía. Khi về với ngôi nhà của mình, sẽ là một thế giới khác.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Kiến trúc sư Rafael Moneo – Cái tên “lạ” của một phong cách “quen”

Mang kiến trúc cổ xưa vào căn bếp nhỏ

Những sản phẩm đoạt giải thưởng thiết kế năm 2014 ở hạng mục chiếu sáng

Kiến trúc độc đáo của làng cổ ở ngoại thành Hà Nội

Những căn phòng có “tầm nhìn” đẹp nhất trái đất

Những tác phẩm nội thất đáng nhớ của nhà thiết kế David Trubridge

Cận cảnh 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

Giới thiệu sách “Những kiến trúc sư bạn tôi”

Ứng dụng của đèn LED downlight âm trần trong cuộc sống

Phòng khách ấm áp hơn với tường ốp gỗ

Cầu ánh sao - Quận 7

Thiết kế ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội mới

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Làm như chơi, chơi như làm”

Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng đẹp nhất thế giới 2014

Coaster – Giấc mơ nội thất Mỹ chạm ngõ Việt Nam

Đèn chùm đẹp ở những cung điện nổi tiếng

Những mẫu thiết kế cầu thang của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào: Kiến trúc phải mang lại lợi ích thiết thực

Đèn LED ở các công trình nghệ thuật nổi tiếng thế giới

Đèn Martell – Tuyệt tác của kiến trúc sư ngôi sao Jean Nouvel