Pha trộn màu sắc các nguồn sáng cho ngôi nhà bạn

Quan trọng nhất vẫn là việc đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà một cách nhiều nhất có thể. Ánh sáng nhân tạo sẽ đóng vai trò bổ sung cho ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự cảm nhận khác nhau cho mỗi không gian.
Đảm bảo rằng không gian nội thất được chiếu sáng bởi nhiều mức độ khác nhau Trong một không gian nội thất, sẽ là vô ích nếu bạn bố trí ánh sáng một cách vô tội vạ. Chỉ cần ghi nhớ một nguyên tắc cơ bản: có nhiều mức độ chiếu sáng khác nhau. Một nguồn sáng chung và một nguồn sáng chiếu tập trung là điều cần thiết. Nguồn sáng chung cần phải đủ mạnh để có thể chiếu sáng toàn bộ không gian. Nguồn sáng chiếu tập trung sẽ được hướng đến những nơi khác nhau. Chúng ta có thể lấy ví dụ từ việc chiếu sáng không gian bếp. Tại đây, một nguồn sáng chung được bố trí trên trần sẽ chiếu sáng cho toàn bộ gian bếp. Tiếp theo đó, đèn bố trí dưới tủ bếp sẽ đóng vai trò là nguồn sáng chiếu tập trung, tăng cường mức độ chiếu sáng cho mặt bếp, là nơi diễn ra nhiều hoạt động trong bếp.
Sử dụng các nguồn sáng phù hợp với hoạt động Trong các không gian khác nhau, chúng ta cần bố trí chiếu sáng khác nhau. Việc bố trí chiếu sáng để đọc sách trên giường sẽ không giống với việc bố trí chiếu sáng cho bàn trang điểm.
Việc bố trí chiếu sáng phù hợp với hoạt động đem lại hai lợi ích. Thứ nhất, chúng ta chỉ cần bật các nguồn sáng mà chúng ta cần. Việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu hao. Mặt khác, việc bố trí ánh sáng như vậy sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu vì không khí được tạo ra trở nên thuận lợi cho hoạt động đang diễn ra. Tương tự, một nguồn sáng dịu gần sofa sẽ đem lại cảm giác thư giãn, trong khi nguồn sáng từ đèn chùm trên bàn sẽ đem lại sự ấm cúng và những đèn chiếu điểm trên sẽ đem lại sự năng động cho không gian. Pha trộn ánh sáng thế nào?
Nguồn sáng màu vàng sẽ tạo ra sự thư giãn, ấm cúng. Nhưng không phải lúc nào bố trí nguồn sáng màu vàng cũng phù hợp với không gian nội thất. Nếu trong phòng có nhiều đồ vật có kích thước lớn, nguồn sáng màu vàng sẽ làm cho không gian trở nên nặng nề và tẻ nhạt.
Trong khi đó, nguồn sáng trắng tạo ra sự năng động, tạo ra năng lượng. Nhưng nếu chỉ bố trí ánh sáng trắng, sẽ làm không gian trở nên lạnh lẽo. Trên thị trường hiện nay, trên bao bì của các bóng đèn có ghi nhiệt độ màu Kevin của bóng đèn, dao động từ 2.700 - 6.500K. Nhiệt độ 2.700K sẽ cho ánh sáng có màu vàng, trong khi nhiệt độ 6.500K cho ánh sáng trắng lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất cho không gian nội thất là nằm trong khoảng 4.200 - 5.000K, nhưng trên thị trường hiện nay chỉ có một vài nhà cung cấp bán bóng đèn có nhiệt độ màu nằm trong khoảng này, và hầu hết là những sản phẩm cao cấp, không phù hợp với đại chúng.
Do đó, cách tốt nhất là pha trộn các nguồn sáng có màu sắc khá. Nên bố trí nguồn sáng trung tính có màu trắng để đem lại cho không gian sự năng động, cũng như tạo sự trung thực về màu sắc khi bạn tiến hành các hoạt động như trang điểm, sử dụng máy tính cho các chương trình đồ hoạ... Đối với các nguồn sáng tập trung, nguồn sáng điểm nên sử dụng ánh sáng màu vàng để đem lại sự ấm cúng cho không gian.
 

[Back]



Related news

Những sản phẩm đoạt giải thưởng thiết kế năm 2014 ở hạng mục chiếu sáng

Kiến trúc độc đáo của làng cổ ở ngoại thành Hà Nội

Những căn phòng có “tầm nhìn” đẹp nhất trái đất

Những tác phẩm nội thất đáng nhớ của nhà thiết kế David Trubridge

Cận cảnh 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

Giới thiệu sách “Những kiến trúc sư bạn tôi”

Ứng dụng của đèn LED downlight âm trần trong cuộc sống

Phòng khách ấm áp hơn với tường ốp gỗ

Cầu ánh sao - Quận 7

Thiết kế ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội mới

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Làm như chơi, chơi như làm”

Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng đẹp nhất thế giới 2014

Coaster – Giấc mơ nội thất Mỹ chạm ngõ Việt Nam

Đèn chùm đẹp ở những cung điện nổi tiếng

Những mẫu thiết kế cầu thang của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào: Kiến trúc phải mang lại lợi ích thiết thực

Đèn LED ở các công trình nghệ thuật nổi tiếng thế giới

Đèn Martell – Tuyệt tác của kiến trúc sư ngôi sao Jean Nouvel

Bí quyết của kiến trúc “Thành phố nổi” Venice

KTS Nguyễn Trường Lưu: Kiến trúc là một nghề khắc nghiệt