Không gian của nghệ thuật

Từng là nơi ngụ cư của họa sĩ – nhà thiết kế Hoài Hương, sau đó ngôi nhà này được chuyển đổi công năng, trở thành không gian đón tiếp bạn hữu của anh cũng như khách yêu nghệ thuật.

Ngôi biệt thự – nay có tên là Nguyễn Art Club – được xây dựng cách đây đã hơn 20 năm, không chỉ vững chãi, thoáng đãng mà còn tràn ngập cảm hứng thiên nhiên ở từng phòng, nên thật thích hợp với những cuộc gặp gỡ giàu cảm hứng của những người có chung sở thích thẩm mỹ, nơi họ tìm được sự thư thái bên các cổ vật hay các tác phẩm của chủ nhân, hoặc có thể cùng anh vẽ tranh.

Một góc ngồi ở tầng trệt
Một góc ngồi ở tầng trệt
Trong ảnh này trên tường là tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, bạn thân của chủ nhân và đôi tượng ngựa cổ bằng đồng
Trong ảnh này trên tường là tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, bạn thân của chủ nhân và đôi tượng ngựa cổ bằng đồng

Nằm khuất bên trong lớp tường cao và những tán cây, ngôi nhà là sự lồng ghép những thành tố của kiến trúc Việt, với kết cấu tường, sàn bê-tông của nhà ở đô thị, nhưng vẻ thô cứng ấy được hóa giải bằng thiết kế và trang trí nội thất. Chủ nhân dùng nhiều gỗ tự nhiên, sậm màu trong ngôi nhà. Cột, kèo, hệ thống đà, mái, cửa… đều bằng gỗ – vật liệu cơ bản trong các công trình kiến trúc truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Phòng tầng 2 sáng và thoáng, thiên nhiên tràn vào qua ô cửa kính lớn
Phòng tầng 2 sáng và thoáng, thiên nhiên tràn vào qua ô cửa kính lớn
Sắc màu nội thất ở các phòng tầng 2
Sắc màu nội thất ở các phòng tầng 2
Sắc màu nội thất ở các phòng tầng 2
Sắc màu nội thất ở các phòng tầng 2
Từ tầng 2 nhìn xuống tầng trệt nơi có góc tiếp khách thật rộng và thoải mái.
Từ tầng 2 nhìn xuống tầng trệt nơi có góc tiếp khách thật rộng và thoải mái.

Sân vườn, tầng trệt và tầng 2 của Nguyễn Art Club nay là không gian dành cho ẩm thực và cà phê; còn khu vực đặc biệt nhất của ngôi nhà là tầng 3. Đây là không gian dành cho khách vẽ tranh, cũng là điểm triển lãm tranh hoặc giới thiệu các bộ sưu tập của bạn bè chủ nhân trong giới mỹ thuật. Nguyên là tầng áp mái, sau đó tầng 3 được “nâng cấp”, đồng thời có thêm một tầng áp mái khác được dùng làm nơi thờ phượng. Ở hai tầng mới này, cấu trúc cột kèo gỗ vẫn được nhấn mạnh, thể hiện hình ảnh của mái nhà Việt xưa.

Cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3
Cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3
Tầng 3 là nơi trưng bày tranh, tổ chức những triển lãm nhỏ và cũng là nơi bạn bè có thể đến, cùng vẽ với gia chủ
Tầng 3 là nơi trưng bày tranh, tổ chức những triển lãm nhỏ và cũng là nơi bạn bè có thể đến, cùng vẽ với gia chủ
Tầng 3 là nơi trưng bày tranh, tổ chức những triển lãm nhỏ và cũng là nơi bạn bè có thể đến, cùng vẽ với gia chủ
Tầng 3 là nơi trưng bày tranh, tổ chức những triển lãm nhỏ và cũng là nơi bạn bè có thể đến, cùng vẽ với gia chủ
Dù trên cao nhưng màu xanh cây lá vẫn tràn ngập bên ngoài tầng 3 của ngôi nhà
Dù trên cao nhưng màu xanh cây lá vẫn tràn ngập bên ngoài tầng 3 của ngôi nhà
Ở góc nhìn này của tầng 3 có thể nhìn thấy tầng áp mái “mới” sau khi mái nhà được nâng lên; hai thanh cột chống trên mút chìa vừa tạo thêm cảm giác vững chãi, vừa nhấn mạnh được đặc điểm của những ngôi nhà Huế với hệ thống vì kèo bằng gỗ
Ở góc nhìn này của tầng 3 có thể nhìn thấy tầng áp mái “mới” sau khi mái nhà được nâng lên; hai thanh cột chống trên mút chìa vừa tạo thêm cảm giác vững chãi, vừa nhấn mạnh được đặc điểm của những ngôi nhà Huế với hệ thống vì kèo bằng gỗ

Ở bất kỳ nơi đâu trong các tầng nhà, người ta đều có cảm giác như đang kề bên khu vườn. Có được cảm giác thú vị này là do gia chủ đặc biệt ưa thích những loại cây thân cao, lá rộng. Cao, để vươn tới những khung cửa sổ rộng thênh thang trên tầng cao nhất. Rộng, để cây lá phả hơi thở xanh mát vào phòng, xóa đi cái nóng bức thường thấy ở đô thị nhiệt đới. Gần như ngăn cách trong – ngoài bị xóa nhòa, người ở trong phòng nhưng ngỡ như đang đứng giữa một khu vườn mùa xuân.

Một góc vườn với mặt nước, lối đi là những tảng đá lớn, tượng Phật và cây xanh
Một góc vườn với mặt nước, lối đi là những tảng đá lớn, tượng Phật và cây xanh
Một góc vườn với mặt nước, lối đi là những tảng đá lớn, tượng Phật và cây xanh
Một góc vườn với mặt nước, lối đi là những tảng đá lớn, tượng Phật và cây xanh

Và phải kể đến những thứ trang trí đầy sức thu hút ở Nguyễn Art Club: tượng Phật ở trước sân, tượng Mẫu bằng đồng ngay cửa vào, đôi tượng ngựa cũng bằng đồng ở tầng trệt, phiên bản trống đồng bên cạnh cầu thang tầng 2… cùng rất nhiều những đồ gốm cổ và cây đàn truyền thống Myanmar được làm thủ công, chạm khảm cầu kỳ mang hình ảnh một con cá sấu. Toàn bộ không gian Nguyễn Art Club tràn ngập những hiện vật gợi lại nét cổ xưa của một thời quá vãng, và lạ lùng thay khi những hiện vật ấy thật hài hòa với các tác phẩm hội họa của chủ nhân. Từng chút một, nhẹ nhàng thôi, cái không gian ấy “thấm” dần vào cảm xúc của những ai đã từng có dịp đến với nơi này.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Dự án của kiến trúc sư Việt tại Myanmar vào top 5 công trình hấp dẫn châu Á

Thông xe cầu vòm thép đầu tiên ở Hải Phòng

Căn hộ 25m² khiến vạn người mê vì quá đẹp, quá tiện nghi

Màu sắc phòng ngủ ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn

Đề xuất xây dựng Sân tập golf Vân Tảo

Hà Nội trăm năm trước

Tái khởi động Dự án trường đua ngựa 500 triệu USD tại Hà Nội

Căn penthouse ở Trump Tower

Chống nóng cho nhà hướng Tây

Kiến trúc sư Le Corbusier

Căn penthouse mang phong cách hiện đại ở New York

Mô hình nhà phao mới giúp đồng bào miền Trung thoát lũ

Kiến trúc sư Santiago Calatrava

Biệt thự 60 phòng giữa rừng cây ở New York

House Vision: Tìm kiếm tư duy mới về nhà ở

Kiến trúc sư Zaha Hadid

Căn hộ chỉ 48 m2 nhưng thoải mái cho 4 người

Mua nhà, trồng cây, xây ao thả cá: Ai cũng nên mơ một lần!

15 mẫu nội thất phòng ngủ đẹp dành cho trẻ sơ sinh

15 công trình kiến trúc tương lai siêu độc đáo