Cách trang trí nội thất theo phong cách Á Đông

Nếu ngay từ đầu, ý định của bạn khi thiết kế nội thất nhà ở là muốn tạo nên một không gian mang đậm tính Á Đông và bạn muốn thay đổi phong cách cho chính ngôi nhà của mình với hơi thở truyền thống, bạn hãy thêm vào đó những yếu tố được liệt kê trong bài viết dưới đây, kết quả chắc chắn sẽ đi đúng hướng mà bạn mong muốn.

1. Nội thất đơn giản nhưng tinh tế

Những món đồ nội thất được thiết kế mang đậm tính Á Đông thường là những vật rất đơn giản, mang nét mộc, phổ biến và vì thế rất dễ tìm. Tuy nhiên, đó không hề là những món đồ “dễ dãi” mà ngược lại, rất sang trọng và tinh tế với các chi tiết nhỏ xinh được tạo thành từ những nét chạm trổ thủ công, hoa văn uốn lượn và cả từ nước sơn.

Đó có thể là những chiếc tủ gỗ, những hộp sơn mài, chiếc đèn bàn… Hay thậm chí chỉ là những bức tranh nghệ thuật to bản theo dạng sơn mài với họa tiết đậm chất cổ điển, khung tranh thiết kế tỉ mỉ…

2. Vật liệu nguồn gốc tự nhiên

Vì sao lại có lời khuyên này? Nếu là người châu Á, hẳn bạn biết rằng lối sống đặc trưng của “máu đỏ da vàng” chính là ôn hòa, nhã nhặn và rất gần gũi với thiên nhiên. Do đó, việc xuất hiện những nội thất bằng gỗ, chất liệu đá, gạch nung, gốm sứ, mây tre… sẽ phần nào mang cái hồn quê ấy vào trong không gian sống của bạn.

3. Hoa lan – tinh tế và quý phái

Theo quan niệm Á Đông, hoa lan chính là biểu tượng cho vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đồng thời là một trong những thú chơi tao nhã đã có từ thời vua chúa ngàn xưa. Hẳn vậy mà cha ông ta có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”! Đó cũng chính là lý do vì sao trong các thiết kế nhà ở với xu hướng nội thất châu Á, hoa lan dường như là một trong những loài hoa dường như không vắng mặt để điểm tô cho mỗi góc nhà, sân vườn.

4. Sắp đặt đơn giản, khoa học

Tái khẳng định lại rằng, người Á Đông vốn chuộng sự tinh tế, thanh lịch, mà tinh tế, thanh lịch lại đồng nghĩa với những chi tiết đơn giản, khoa học. Ví như người thuộc xứ hoa anh đào thường có xu hướng lựa chọn các gam màu trung tính, người Triều Châu thích những tone màu bắt mắt… nhưng tất cả đều phải được sắp xếp, cấu tạo một cách đơn giản và khoa học nhất. Một không gian sống tuy không thực sự rộng rãi nhưng vẫn sạch sẽ, thoáng mát và không kém phần dễ chịu, không những thế còn làm nổi bật lên các chi tiết trang trí khác nếu được sắp xếp một cách khoa học và tinh tế.

5. Bàn trà thấp đặc trưng

Văn hóa trà đạo là một loại hình nghệ thuật rất đặc trưng cho tâm hồn của người phương Đông. Chẳng phải vì lẽ đó mà phòng trà là một trong những không gian quan trọng nhất, được chau chuốt và quan tâm nhất ở bất cứ gia đình nào khi thiết kế nội thất phòng khách.

Lại nói đến đặc trưng của không gian này thì, bàn trà thấp chính là đặc trưng. Đó là một chiếc bàn từ chất liệu gỗ, mây tre, hoặc cũng có thể là bàn đá với chân thấp, xung quanh là những tấm nệm con, gia chủ sẽ trải chiếu hoặc là ngồi trực tiếp lên nền nhà. Do đó nếu muốn tạo phong cách Á Đông cho căn hộ của mình, đừng quên sự hiện diện của những chiếc bàn trà thấp nhé!

[Back]



Related news

KTS Nguyễn Trường Lưu: Kiến trúc là một nghề khắc nghiệt

Dreamworld: Phát triển mô hình kinh doanh mới – độc – lạ

Đèn cảm biến

Cận cảnh kiến trúc cửa hàng sách đẹp nhất thế giới

Tôi nghiên cứu kinh dịch khi bắt đầu một dự án

Thiết kế văn phòng theo thuật phong thủy

Nhà ống 45 m2 sáng tự nhiên dù ba mặt bịt kín

Trải nghiệm nhà sinh thái – kiến trúc xanh của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào thiết kế Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia Bhutan

KTS Hoàng Thúc Hào - "Hiệp sĩ xanh"

Giải Pritzker - Tôn vinh sự khác biệt

Cấu trúc tạm thời tham khảo tới kiến trúc nhà ở truyền thống

Không gian cộng đồng linh hoạt và hiện đại

KTS Joep Janssen: Chất lượng quan trọng hơn kiến trúc

Dự án Cảnh quan tuyến biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Lễ nhận giải thưởng thiết kế cầu Nguyễn Thái Học, TP. Long Xuyên

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc đương đại

Căn hộ đầy màu sắc của một nhà thiết kế thời trang ở Đài Loan

Meet Patrik Schumacher, Zaha Hadid’s Ambitious, Abrasive Successor

Khái niệm cơ bản về căn hộ studio