“Chất” thiên nhiên

Do nhu cầu sử dụng, căn biệt thự được thiết kế với khá nhiều phòng ngủ. Cách bố trí không gian chung – riêng cùng giải pháp kết nối thiên nhiên vào không gian sống đã tạo được hiệu quả dễ chịu.

2B7A0300_resize

Giải pháp kiến trúc lệch tầng được áp dụng cho công trình xuất phát từ mong muốn có được cảm giác như đang ở trên đồi của gia chủ. Anh muốn không gian sinh hoạt của mình phải có sự tách biệt so với con đường và phố xá xung quanh.

Việc bố trí garage ở tầng trệt, còn khối nhà chính được nâng cao hơn mặt đường 1,5m đã trở thành giải pháp tốt nhất nhằm giảm bớt chi phí nâng nền cho toàn bộ công trình. Một vạt dốc thoai thoải với đá tảng và cỏ xanh dẫn từ sân vườn lên đến cửa chính: tạo hình ảnh một mỏm đồi thấp giữa khu vườn.

Một yếu tố khác làm đậm thêm “chất” thiên nhiên ở đây là một hồ cá lớn được bao bọc trong hình L của khối nhà. Cá koi là niềm đam mê lớn của gia chủ, thế nên mỗi không gian quan trọng trong căn biệt thự đều phải mở tầm nhìn ra “nhân vật” trung tâm này.

Toàn bộ không gian liên thông ở tầng trệt cũng như phòng ngủ chính, phòng sinh hoạt chung và sân thượng trên tầng cao nhất đều sở hữu góc nhìn đẹp xuống hồ nước – vườn.

2B7A0258_resize

2B7A0313_resize

2B7A0253_resize

Do diện tích đất rộng, ngôi biệt thự nằm gọn giữa sân vườn. Phong cách kiến trúc châu Á nhiệt đới đương đại có đường nét gọn gàng và phù hợp với thiên nhiên. Các chất liệu nước, gỗ, đá, điểm tô bằng cây xanh với màu sắc trung tính dễ chịu.

Thêm một chút táo bạo đến từ khoảng thông tầng với vách kính mở ra ngoài trời, hệ lam lớn che nắng ở mặt tiền và sân thượng, vách tường cầu thang với những ô lấy sáng vào ban ngày và buổi đêm lại trở thành đèn hắt sáng ra khu vực hồ cá, hay “khối hộp” là ban công phòng ngủ chính chìa ra phía trên hàng hiên.

2B7A0284_resize

2B7A0293_resize

2B7A0297_resize

2B7A0278_resizeÝ tưởng thiết kế còn dựa trên một yêu cầu khác, đó là đề cao “sự nghỉ ngơi” ở mọi khu vực trong nhà. Gia chủ có thể tìm thấy nơi ngả lưng thoải mái ở góc khác nhau. Thêm nữa, sự khác biệt ở những chi tiết cũng được cân nhắc để không gian sống thêm màu sắc.

Sự khác biệt lớn nhất là ở nội thất phòng sinh hoạt chung với đôi chút hoài niệm ẩn chứa phá cách qua nội thất. Hoặc ở khu vực liên thông bếp – bàn ăn – phòng khách, một hệ lam gỗ đã được lắp đặt và chạy dọc gần hết chiều dài tầng trệt.

Phần trần gỗ này tạo thành điểm nhấn trang trí với dụng ý kết nối không gian, cũng là nơi bố trí và “giấu” hệ thống điện kín đáo.

Qua những vách kính lớn ở khu vực sinh hoạt được yêu thích này, gia chủ còn rất dễ dàng quan sát và tận hưởng khoảng sân vườn “trau chuốt” hiếm có này.

2B7A0266_resize

2B7A0240_resize

2B7A0232_resize

GÓC KIẾN TRÚC SƯ:
Thiết kế kiến trúc luôn là một cuộc chơi đầy mê say với bố cục không gian và chất liệu. Các khu vực chức năng không nên chỉ bố trí trên một mặt bằng, cũng không nhất thiết phải rạch ròi, tách bạch.

Tôi luôn mong muốn một tổng thể không gian phải có đủ cao – thấp, đặc – rỗng, lớn – nhỏ, riêng – chung kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.

KGMU---MB

[Back]



Related news

Kiến trúc sư Rafael Moneo – Cái tên “lạ” của một phong cách “quen”

Mang kiến trúc cổ xưa vào căn bếp nhỏ

Những sản phẩm đoạt giải thưởng thiết kế năm 2014 ở hạng mục chiếu sáng

Kiến trúc độc đáo của làng cổ ở ngoại thành Hà Nội

Những căn phòng có “tầm nhìn” đẹp nhất trái đất

Những tác phẩm nội thất đáng nhớ của nhà thiết kế David Trubridge

Cận cảnh 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

Giới thiệu sách “Những kiến trúc sư bạn tôi”

Ứng dụng của đèn LED downlight âm trần trong cuộc sống

Phòng khách ấm áp hơn với tường ốp gỗ

Cầu ánh sao - Quận 7

Thiết kế ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội mới

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Làm như chơi, chơi như làm”

Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng đẹp nhất thế giới 2014

Coaster – Giấc mơ nội thất Mỹ chạm ngõ Việt Nam

Đèn chùm đẹp ở những cung điện nổi tiếng

Những mẫu thiết kế cầu thang của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào: Kiến trúc phải mang lại lợi ích thiết thực

Đèn LED ở các công trình nghệ thuật nổi tiếng thế giới

Đèn Martell – Tuyệt tác của kiến trúc sư ngôi sao Jean Nouvel