Kiến trúc sư Santiago Calatrava

Kiến trúc sư Santiago Calatrava  sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông là niềm tự hào của đất nước Tây Ban Nha, là một nhà đô thị học đồng thời cũng là một kỹ sư dân dụng, điều này cho phép ông mở rộng phạm vi sáng tác và thành công trên cả hai lĩnh vực mà không phải kiến trúc sư nào cũng đạt được.

Phong cách kiến trúc Calatrava nằm ở sự kết hợp uyển chuyển và chưa từng có ở nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kết cấu công trình. Kiến trúc của ông được ví như “ bài thơ của kiến trúc đương đại”, và ông được biết đến như một bậc thầy của “ Chủ nghĩa biểu hiện duy lý”. Với sự kết cấu mới đầy ma thuật, ông đã đem đến cho nhân loại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới. Sau đây là một số các công trình tiêu biểu của ông.

1. Nhà ga đường sắt Lyon – Satolas ( 1989 – 1994 )
Nhà ga Lyon – Satolas ở Pháp dành cho tàu siêu tốc TGV là nơi để sự sáng tạo của Calatrava thăng hoa. Ý tưởng về một cánh chim khổng lồ dài 120m, rộng 100m , cao 40m có tải trọng 130 tấn đã trở thành hiện thực nhờ những kết cấu phỏng sinh học gồm giàn thép và vỏ mỏng bằng vật liệu tổng hợp rất giàu  sức biểu hiện. Công trình đã gây sự bâng khuâng lẫn cảm xúc mạnh mẽ cho những người đi bộ và cả những hành khách trên những chuyến tàu tốc hành lướt qua nhà ga trong một thời gian rất ngắn ngủi…







Bộ khung xương kết cấu cho phần lưng và cánh chim trùng với những nét mang ý nghĩa của hình tượng; và thuật biến điệu của hình ảnh thị giác tạo nên hiệu quả động ảo thể hiện sự liên hệ với thiên nhiên.

2. Cầu Alamillo trên đường cao tốc La Cartuja, Sevilla, Tây Ban Nha ( 1987-1992)
Chiếc cầu như cây đàn hạc bắc qua sông Guadalquivir dài 250m, khẩu độ lớn nhất 200m. Trụ đỡ dây treo nghiêng 580 với mặt phẳng ngang. Cả đoạn cầu dẫn dài 526m. Trụ đỡ một bên cho bản cầu như bay, vươn xa. Tiếng gió luồn qua các dây treo thẳng căng đều, đôi lúc nghe như tiếng hạc cầm tấu trong thinh không…








Cây cầu này tượng trưng cho khát vọng bay lên của các thành phố của Sevilla

3. Đài thiên văn Valencia (1991 – 2000) 
Với ý tưởng một con mắt ngước lên bầu trời đã tạo nên một Đài thiên văn Valencia ở Tây Ban Nha đầy ấn tượng.




Nhìn từ bên hông, công trình  trông như hình ảnh một con mắt




Các tấm chắn nắng phía trước và dọc hai bên hông của Công trình lúc mở ra đón ánh sáng


Cấu trúc mái vòm vỏ sò ôm lấy và che phủ một cấu trúc nhỏ hơn bên trong, trông như con ngươi bên trong tròng mắt


Công trình lung linh, rực rỡ dưới ánh đèn đêm
4. Nhà hoà nhạc Tenerife (1991 – 2003 )
Được xây dựng trong khoảng 1991-2003 trên đảo Canary, Tây Ban Nha. Nhà hòa nhạc gồm 2 thính phòng: thính phòng giao hưởng với 1600 chỗ và thính phòng nhạc nhẹ gồm 428 chỗ. Phòng đợi chính có diện tích 1.170m2 với ba lối tiếp cận chính từ thành phố, trên núi và ngoài biển. Ngoại cảnh nhà hát còn có một quảng trường rộng 15.570m2, một công viên hải dương. 




Người ta ví nhà hát là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc là huyền thoại trong cổ tích xa xưa…

[Quay lại]



Các tin liên quan

Dreamworld: Phát triển mô hình kinh doanh mới – độc – lạ

Đèn cảm biến

Cận cảnh kiến trúc cửa hàng sách đẹp nhất thế giới

Tôi nghiên cứu kinh dịch khi bắt đầu một dự án

Thiết kế văn phòng theo thuật phong thủy

Nhà ống 45 m2 sáng tự nhiên dù ba mặt bịt kín

Trải nghiệm nhà sinh thái – kiến trúc xanh của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào thiết kế Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia Bhutan

KTS Hoàng Thúc Hào - "Hiệp sĩ xanh"

Giải Pritzker - Tôn vinh sự khác biệt

Cấu trúc tạm thời tham khảo tới kiến trúc nhà ở truyền thống

Không gian cộng đồng linh hoạt và hiện đại

KTS Joep Janssen: Chất lượng quan trọng hơn kiến trúc

Dự án Cảnh quan tuyến biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Lễ nhận giải thưởng thiết kế cầu Nguyễn Thái Học, TP. Long Xuyên

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc đương đại

Căn hộ đầy màu sắc của một nhà thiết kế thời trang ở Đài Loan

Shigeru Ban – Kiến trúc sư của sáng tạo

Khái niệm cơ bản về căn hộ studio

Thiết kế thư viện công nghệ hiện đại nhằm đổi mới tư du