Những công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới

Nếu công trình kiến trúc như Vạn Lý Trường Thành, tháp Eiffel, nhà hát Con Sò… thu hút du khách bởi bề dày lịch sử, giá trị nghệ thuật, tính biểu tượng… thì không ít công trình khác lại níu chân khách thập phương bởi sự kỳ quặc.

 

1. Trường cao đẳng Nghệ thuật & Thiết kế Ontario (Toronto, Canada)

Toà nhà có hình dáng như một trò chơi ô chữ này được nhiều chuyên gia cho là mang phong cách kiến trúc của “cõi trên”. Càng lại gần, toà nhà trông càng kỳ lạ. Kiến trúc sư người Anh Will Alsop đã đặt những bộ sưu tập nghệ thuật và phòng studio của trường trong một không gian đầy màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh.

2. Toà nhà Mã Vạch (St. Petersburg, Nga)

Nằm bên bờ sông Neva, toà nhà này đã biến mã vạch - dấu hiệu phổ biến nhất của ngành thương mại - trở thành một mô- típ kiến trúc mạnh mẽ. Màu đỏ của công trình làm tươi sáng không gian đô thị chung quanh. Có nhiều toà nhà cũng mang phong cách kiến trúc tương tự như tháp nước Dixie Cup ở Lexington - Kentucky, toà nhà Uniroyal Tire ở Detroit, toà nhà Mã Vạch ở Munich - Đức

3. Ngôi nhà Bioscleave (East Hampton, New York)

 

Hai vợ chồng nghệ sĩ Arakawa và Madeline Gins thiết kế ngôi nhà này vào năm 2008, theo tiêu chí “cố ý gây căng thẳng”. Ngôi nhà đầy rẫy những chi tiết lạ lùng, bất đối xứng: sàn nhà nhấp nhô, lồi lõm, ổ cắm điện thiết kế ở những chỗ bất tiện… Tất cả nhằm làm cho những người cư ngụ trong nhà không lúc nào cảm thấy yên ổn, thoải mái và bản năng tự vệ của họ phải hoạt động liên tục. Hai vợ chồng Arakawa và Madeline tin rằng đây chính là chìa khoá dẫn đến… sự bất tử. Ngôi nhà này đang được rao bán bởi hãng Sotheby’s Realty với giá 4 triệu USD - cái giá quá rẻ để được... bất tử!

4. Cửa hàng bách hoá Selfridges (Birmingham, Anh)

Chi nhánh tại Birmingham của hãng Selfridges trông giống như một đệm hơi nhấp nhô khổng lồ, được bao phủ bên ngoài bởi 15.000 đĩa nhôm sáng lấp lánh. Công trình này được thiết kế bởi hãng Future Systems (công ty của Anh chuyên thiết kế những công trình mang tính sáng tạo) và được đánh giá là một công trình đầy tính đột phá, tạo cảm hứng và sức sống mới cho ngành kiến trúc đô thị đang trong giai đoạn suy thoái.

5. Khu nhà Ramot Polin (Jerusalem, Israel)

Kiến trúc sư gốc Ba Lan Zvi Hecker thiết kế khu nhà này để tham gia cuộc thi thiết kế tại hội chợ Expo 67 ở Montreal. Với các hình ngũ giác, khu nhà trông như một tổ ong khổng lồ. Đặc biệt, khu nhà phi truyền thống này lại được Bộ Xây dựng Israel dùng làm nơi ở cho các gia đình Do Thái chính thống.

6. Hải đăng Columbus (Santa Domingo, Cộng hoà Dominican)

Mất đến 40 năm để xây dựng, ngọn hải đăng này khánh thành ngay dịp kỷ niệm 500 năm ngày Columbus tìm ra châu Mỹ. Hải đăng dài nửa dặm, cao 688 feet, người ta đã mất 70 triệu USD để xây dựng nó. Nó được nhiều chuyên gia về kiến trúc đánh giá là một khối bê tông kỳ dị và góp phần làm nghèo đất nước. Một điều khá ngớ ngẩn là mặc dù ánh sáng của ngọn hải đăng có thể nhìn thấy từ tận Puerto Rico nhưng nó lại không mở thường xuyên vì quá tốn điện

7. Tháp truyền hình Hòn Ngọc Phương Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)

Nằm bên bờ sông Hoàng Phố, đây từng là công trình cao nhất khu Phố Đông của Thượng Hải trước khi bị qua mặt bởi Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải. Hòn Ngọc Phương Đông được thiết kế bởi Jiang Huan Cheng, hoàn thành vào năm 1995, cao 468m. Ngoài công năng là tháp truyền hình, trên Hòn Ngọc Phương Đông còn có tháp thiên văn, nhà hàng xoay, khách sạn, vũ trường…

8. Haewoojae (Suwon, Hàn Quốc)

Được xây dựng bởi Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet), Haewoojae thường được gọi với cái tên thông dụng là “toà nhà toilet”. Bên trong toà nhà có 4 toilet, trong đó có một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Toà nhà này được xây dựng để tôn vinh “văn hoá toilet” và nhắc nhở mọi người hãy quan tâm đến một phần thế giới còn nghèo khổ và không có toilet để sử dụng. Mr Toilet khẳng định: “Chúng ta nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”. Ngẫm cũng đúng…!

9. Nhà máy sưởi quận Spittelau (Vienna, Áo)

Hoạ sĩ kiêm kiến trúc sư lập dị Friedensreich Hundertwasser -  người yêu thích các màu sáng, những đường nét quanh co và sự rắc rối về thị giác - thiết kế nhà máy đốt rác này như không phải để sưởi ấm cho quận Spittelau mà cho một thế giới xa lạ nào đó. Nhà máy này còn có một bản sao ở Osaka - Nhật Bản.

10. Elbe Philharmonic (Hamburg, Germany)

Điều kỳ lạ ở đây là hình ảnh một khối nhà mới sáng lóng lánh như thuỷ tinh nằm chồng lên một khối nhà cũ - vốn là một nhà kho nằm sát mép sông, có tuổi đời hơn 50 năm. Cặp đôi kỳ quặc này được thiết kế bởi công ty Herzog & de Meuron của Thuỵ Sĩ, dự kiến hoàn thành vào năm 2012 với công dụng là một khu phức hợp văn hoá cho bến cảng Hamburg.

11. Atomium (Brussels, Bỉ)

Atomium được xây dựng nhân dịp Hội chợ Quốc tế năm 1958. Được khởi xướng bởi kỹ sư André Waterkeyn, Atomium cấu tạo bởi 9 quả cầu biểu tượng cho 9 nguyên tử trong cấu trúc tinh thể của nguyên tố sắt. 9 quả cầu được nối với nhau bằng các đường ống và du khách có thể vào tham quan 5 trong 9 quả cầu đó. Website của Atomium viết về công trình hơn 50 năm tuổi này như sau: “Atomium là một dạng UFO trong lịch sử nhân loại, là lăng kính soi rọi cả tương lai và quá khứ…”.
 

[Back]



Related news

Dreamworld: Phát triển mô hình kinh doanh mới – độc – lạ

Đèn cảm biến

Cận cảnh kiến trúc cửa hàng sách đẹp nhất thế giới

Tôi nghiên cứu kinh dịch khi bắt đầu một dự án

Thiết kế văn phòng theo thuật phong thủy

Nhà ống 45 m2 sáng tự nhiên dù ba mặt bịt kín

Trải nghiệm nhà sinh thái – kiến trúc xanh của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào thiết kế Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia Bhutan

KTS Hoàng Thúc Hào - "Hiệp sĩ xanh"

Giải Pritzker - Tôn vinh sự khác biệt

Cấu trúc tạm thời tham khảo tới kiến trúc nhà ở truyền thống

Không gian cộng đồng linh hoạt và hiện đại

KTS Joep Janssen: Chất lượng quan trọng hơn kiến trúc

Dự án Cảnh quan tuyến biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Lễ nhận giải thưởng thiết kế cầu Nguyễn Thái Học, TP. Long Xuyên

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc đương đại

Căn hộ đầy màu sắc của một nhà thiết kế thời trang ở Đài Loan

Meet Patrik Schumacher, Zaha Hadid’s Ambitious, Abrasive Successor

Khái niệm cơ bản về căn hộ studio

Thiết kế thư viện công nghệ hiện đại nhằm đổi mới tư du