Lập hướng trong vườn Huế

Là một người Huế xa quê, nay tôi mới về xây nhà trong khu ngoại vi của thành phố Huế và dự định làm một khu vườn nho nhỏ theo tinh thần vườn Huế. Lập vườn thời nay có cần theo phong thủy như tiền nhân trước kia không? Và những yếu tố nào nên chú ý khi bài trí vườn trong nhà hiện đại ?

Trần Thanh Cảnh, đường Nguyễn Lộ Trạch, Xuân Phú, TP. Huế

Tầm long – Điểm huyệt – Lập hướng là bộ ba thứ tự phong thủy truyền thống đi từ cuộc đất rộng lớn đến ngôi nhà cụ thể. Dù ngày nay đất đai không còn thoải mái như xưa, đô thị hóa nhanh khiến những thứ tự trên chỉ còn là khái niệm ở tầm quy hoạch chung, nhưng lập hướng cụ thể cho ngôi nhà, cho khu vườn thì vẫn còn nhiều điều cụ thể, đòi hỏi gia chủ và nhà chuyên môn quan tâm, ứng dụng sao cho hài hòa, phù hợp.

Kinh nghiệm văn hóa truyền thống đã chỉ ra: nhà vườn xứ Huế là một nét đẹp đặc trưng, với thuật phong thủy được ưu tiên hàng đầu, đi cùng nhiều thủ pháp thực tế và hữu hiệu, nhất là phương pháp điều tiết yếu tố phong (gió) và thủy (nước) để dẫn khí lành và ngăn chặn khí xấu xâm nhập nơi cư ngụ. Người Huế thường gọi công việc tạo dựng khu vườn là lập vườn chứ không đơn giản là trồng vườn. Nhà vườn Huế truyền thống khá nghiêm ngặt quy củ, với quy trình thiết kế – xây dựng rất bài bản.

Vườn Huế truyền thống khởi đầu từ xác định sơn hướng gồm 24 cung phân chia trong không gian theo la bàn, dùng hệ Thiên Can, Địa Chi cùng Bát Quái để xác định. Tùy theo tuổi gia chủ và năm xây vườn sẽ có những phương hướng đại lợi hoặc hung sát. Đây là cách khá phổ biến và có thể tra cứu sách vở xem tuổi của mình trong lục thập hoa giáp thuộc cung nào, hợp với hướng nào thì chọn mua cho được mảnh đất có khai môn (mở cửa chính) về hướng đó, hoặc nếu chưa hợp thì điều chỉnh bên trong để tránh các hướng xấu.

NT245_Phongthuy150116_Tuvan_Lap-huong-2

Cũng do vườn có mối quan hệ với nhà, người ta sống trong nhà (với vườn là bao cảnh), nên khi lập hướng cần chú trọng địa thế nữa chứ không đơn thuần là theo mệnh chủ. Nếu cuộc đất tọa sơn diện thủy, trước thấp và thoáng rộng, sau có chỗ dựa thoai thoải cao là hợp cách, còn ngôi nhà có thể xoay về hướng hợp, hoặc không xoay được nhà thì xoay bếp vẫn ổn. Đây thực ra là phép tính toán theo cung mệnh kết hợp nghệ thuật cảnh quan, địa mạo một cách khéo léo, sao cho hướng khu vườn, hướng ngôi nhà phù hợp với địa thế – khí hậu của khu vực cùng bản mệnh gia chủ.

Có được phần chính yếu rồi thì các yếu tố liên quan của vườn như bình phong, non bộ, hồ nước… sẽ tính toán để bổ sung cho phần chính. Ví dụ như bình phong, người thì quan niệm sử dụng để tránh lối đi thẳng vào nhà, tránh độc hỏa xung sát nhà, người lại xem là cách tạo một hành trung gian để điều tiết (như cần làm vượng Hỏa lên thì bình phong làm bằng hàng cây thuộc Mộc để sinh Hỏa; còn cần giảm Hỏa xung thì bình phong làm bằng gạch đá thuộc Thổ). Còn như hồ nước, nếu quan niệm là tạo chỗ “tụ thủy tích phúc” thì xem xét vị trí đặt tại các sơn hướng Quan Phúc, Quan Quý, còn khi quan niệm là chỗ cản Hỏa khí thì có thể phải đặt trước nhà (nhất là với nhà quay về hướng Nam, thuộc quẻ Ly, Hỏa vượng, sẽ được Thủy khắc).

Nhưng dù theo quan điểm nào thì cũng có thể thấy tính thống nhất trong vườn Huế: đó là tính cân bằng khí giữa ngôi nhà và vườn qua cây xanh hồ nước, tinh nổi bật khí nhờ dùng non bộ, giả sơn, chòi nghỉ, hay tượng đá, và tính dẫn truyền khí nhờ sắp xếp cây cối, lối đi uốn lượn (khúc tắc tránh trực xung). Những cách thức này khiến vườn Huế trở nên một ví dụ sống động cho nghệ thuật cảnh quan – phong thủy Việt Nam mà thế hệ sau này rất nên tham khảo để ứng dụng vào không gian hiện đại.

[Back]



Related news

Bí quyết của kiến trúc “Thành phố nổi” Venice

KTS Nguyễn Trường Lưu: Kiến trúc là một nghề khắc nghiệt

Dreamworld: Phát triển mô hình kinh doanh mới – độc – lạ

Đèn cảm biến

Cận cảnh kiến trúc cửa hàng sách đẹp nhất thế giới

Tôi nghiên cứu kinh dịch khi bắt đầu một dự án

Thiết kế văn phòng theo thuật phong thủy

Nhà ống 45 m2 sáng tự nhiên dù ba mặt bịt kín

Trải nghiệm nhà sinh thái – kiến trúc xanh của tương lai

KTS Hoàng Thúc Hào thiết kế Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia Bhutan

KTS Hoàng Thúc Hào - "Hiệp sĩ xanh"

Giải Pritzker - Tôn vinh sự khác biệt

Cấu trúc tạm thời tham khảo tới kiến trúc nhà ở truyền thống

Không gian cộng đồng linh hoạt và hiện đại

KTS Joep Janssen: Chất lượng quan trọng hơn kiến trúc

Dự án Cảnh quan tuyến biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Lễ nhận giải thưởng thiết kế cầu Nguyễn Thái Học, TP. Long Xuyên

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc đương đại

Căn hộ đầy màu sắc của một nhà thiết kế thời trang ở Đài Loan

Meet Patrik Schumacher, Zaha Hadid’s Ambitious, Abrasive Successor